Kỳ lạ cá 'hóa thạch sống' có tuổi thọ 100 năm, mang thai suốt 5 năm
Theo nghiên cứu mới trên tạp chí Saturday’s Current Biology, loài cá Coelacanth tồn tại 400 triệu năm, được cho là đã tuyệt chủng cho đến khi chúng được tìm thấy ở ngoài khơi biển Nam Phi năm 1938.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy Coelacanth (Cá vây tay) - một loài cá khổng lồ tồn tại từ thời khủng long - vẫn tồn tại cho tới giờ và có thể sống đến 100 năm.
Những con cá này có kích thước to như người, sống ở vùng nước sâu, di chuyển chậm chạp và có biệt danh là “hóa thạch sống”. Trái ngược với câu nói “sống nhanh chết trẻ”, loài cá sống về đêm này phát triển với tốc độ vô cùng chậm.
Nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Saturday’s Current Biology cho biết, những con cái không đạt đến độ tuổi trưởng thành về giới tính cho đến cuối những năm 50 tuổi, trong khi những con đực trưởng thành về giới tính ở độ tuổi từ 40 đến 69. Và điều kỳ lạ nhất là các nhà nghiên cứu cho rằng quá trình mang thai ở cá Coelacanth kéo dài khoảng 5 năm.
Loài cá Coelacanth đã tồn tại khoảng 400 triệu năm và được cho là đã tuyệt chủng cho đến khi chúng được tìm thấy ở ngoài khơi vùng biển Nam Phi vào năm 1938.
Các nhà khoa học từ lâu đã tin rằng Coelacanth chỉ sống được trong khoảng 20 năm. Nhưng bằng cách áp dụng một kỹ thuật tiêu chuẩn để xác định niên đại của cá thương phẩm, các nhà khoa học Pháp đã tính toán rằng chúng thực sự có thể sống được đến gần một thế kỷ. Loài Coelacanth có nguy cơ tuyệt chủng cao đến mức các nhà khoa học chỉ có thể nghiên cứu những mẫu vật đã bị bắt và chết.
Trước đây, các nhà khoa học tính tuổi cá bằng cách đếm các vạch lớn trên một con cá có kích thước tiêu chuẩn. Nhưng các nhà khoa học Pháp phát hiện ra rằng họ đang đếm thiếu các vạch nhỏ hơn mà chỉ có thể nhìn thấy bằng ánh sáng phân cực - kỹ thuật được sử dụng để xác định tuổi của cá thương phẩm.
Đồng tác giả của nghiên cứu, ông Bruno Ernande, một nhà sinh thái học tiến hóa biển tại Viện nghiên cứu biển của Pháp, cho biết ánh sáng phân cực tiết lộ 5 vạch nhỏ hơn bên cạnh mỗi vạch lớn.
Từ đó các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận rằng mỗi vạch nhỏ tương ứng với 1 tuổi của cá Coelacanth và mẫu vật lâu đời nhất của loài này có tuổi thọ là 84 tuổi.
Bằng cách sử dụng kỹ thuật này, các nhà khoa học đã nghiên cứu 2 phôi thai và tính toán được phôi thai lớn nhất có độ tuổi là 5 và phôi thai nhỏ nhất 9 tuổi. Vì vậy, ông Ernande cho biết thời kỳ mang thai của loài cá này có thể kéo dài ít nhất là 5 năm.
Nhà nghiên cứu Harold Walker của Viện Hải dương học Scripps, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết thời kỳ mang thai 5 năm là “rất kỳ lạ” đối với cá hoặc bất kỳ động vật nào.
Ông Ernande cho biết mặc dù các loài Coelacanth không có liên hệ về mặt di truyền và cho thấy sự khác biệt lớn về mặt tiến hóa, chúng có tốc độ trưởng thành chậm tương tự các loài cá khác sống ở vùng nước sâu như cá mập và cá đuối.
“Chúng có thể có đặc điểm tiến hóa tương tự nhau bởi vì có môi trường sống giống nhau” - ông Ernande nói.