TP Hồ Chí Minh tổ chức đợt cao điểm dập dịch Covid-19

Thanh Giang 30/06/2021 14:13

Nhằm ngăn chặn và dập dịch bệnh Covid-19, UBND TP HCM vừa quyết định, tổ chức đợt cao điếm kiếm soát tình hình dịch trên địa bàn thành phố, từ ngày 29/6 đến ngày 10/7.

Chủ trương của UBND thành phố là khẩn trương, thần tốc, quyết liệt, đồng bộ, chủ động và đẩy mạnh tầm soát xét nghiệm diện rộng trên địa bàn thành phố.

Đợt cao điểm này tập trung triển khai và tăng cường nhiều nội dung trọng tâm.

TP HCM tổ chức khoanh vùng, khử khuẩn và truy vết dịch tễ ở nhiều địa điểm có liên quan đến ca nhiễm Covid-19.
TP HCM tổ chức khoanh vùng, khử khuẩn và truy vết dịch tễ ở nhiều địa điểm có liên quan đến ca nhiễm Covid-19.

Tăng cường điều tra, truy vết, khoanh vùng, dập dịch

Tiến hành xác định khu vực khoanh vùng trong vòng 1 giờ hoặc sớm hơn nữa sau khi có xét nghiệm khẳng định nhiễm Covid-19 trên nguyên tắc khoanh vùng nhanh để lấy mẫu xét nghiệm diện rộng. Trong đó ưu tiên xét nghiệmtheo chuỗi tiếp xúc gần và có kết quả trong vòng 12 giờ.

Tổ chức và tăng cường năng lực xét nghiệm

Tăng cường công tác lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho người dân, người lao động tại tất cả các quận - huyện và thành phố Thủ Đức. Theo đó, tập trung lấy mẫu toàn bộ người dân tại các quận - huyện đang có nhiều ca nhiễm như: Quận 8, quận Bình Tân, quận Tân Phú, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh.

Lấy mẫu xét nghiệm để truy vết ca nhiễm.
Lấy mẫu xét nghiệm để truy vết ca nhiễm.

Chủ động tố chức lấy mẫu xét nghiệm hàng ngày, phân tích tình hình các ca (F0) và các F1 để xác định nguyên nhân (do ủ bệnh hay do lây nhiễm chéo) và có giải pháp phòng chống dịch phù hợp. Trường hợp test nhanh âm tính thì tiến hành xét nghiệm mẫu gộp 5, 10 bằng Realtime-PCR. Phấn đấu thực hiện 1 triệu mẫu gộp/ngày.

Tổ chức triển khai tự test nhanh Covid-19 cho công nhân. Khuyến khích các doanh nghiệp tự chi trả chi phí mua test nhanh và xét nghiệm cho người lao động 01 lần/tuần.

Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các nhóm có nguy cơ cao

Siết chặt công tác phòng, chống dịch tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

Thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Yêu cầu Ban Quản lý các chợ đầu mối, chợ truyền thống thực hiện nghiêm các Bộ chỉ số an toàn phòng chống dịch của thành phổ. Tổ chức cho tiểu thương ký cam kết phòng chống dịch.

Trường hợp không đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch, UBND thành phố Thủ Đức và các quận- huyện phối hợp Sở Công Thương tạm dừng hoạt động các chợ đầu mối, chợ truyền thống.

Tăng cường năng lực cách ly

Rà soát năng lực các khu cách ly tập trung hiện tại để xây dựng kế hoạch khảo sát, mở rộng các khu cách ly tập trung, đáp ứng nhu cầu khi có số lượng các ca F1 tăng nhanh.

Bên cạnh đó, rà soát và nâng cao năng lực cách ly tập trung thuộc địa bàn thành phố Thủ Đức và các quận - huyện (không tiếp tục sử dụng trường học làm nơi cách ly tập trung).

Vận động các khách sạn đủ điều kiện trên địa bàn tô chức cách ly cho các trường họp F1 có nhu cầu trả phí. Tổ chức thí điểm cách ly y tế tại nhà cho các trường họp F1 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tăng cường năng lực điều trị

Chủ động sẵn sàng các phương án, nguồn lực để mở rộng khả năng thu dung người bệnh, kịp thời ứng phó khi dịch bệnh lan rộng và bùng phát. Sẵn sàng kịch bản ứng phó của khối điều trị trong tình huống TP HCM có 10.000 ca nhiễm.

Nhanh chóng thực hiện chuyển đổi công năng của các bệnh viện trực thuộc thành phố

Thành phố sẵn sàng thành lập các bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19.
Thành phố sẵn sàng thành lập các bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19.

Nghiên cứu tiến hành khảo sát, huy động mọi nguồn lực sẵn sàng thành lập bệnh viện dã chiến tại Nhà thi đẩu Phú Thọ (số 1 Lừ Gia, Phường 15, Quận 11), Trung tâm An ninh quốc phòng Đại học Quốc gia TP HCM và Ký túc xá khu A Đại học Quốc gia TP HCM

Hình thành Tổ mua sắm trang thiết bị phục vụ phương án thành phố có 10.000 giường điều trị các ca nhiễm Covid-19.

Thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19

Khẩn trương làm việc với các đối tác, đàm phán với nhà sản xuất vaccine để đẩy nhanh tiến độ mua và nhập khẩu vaccine theo nhu cầu của thành phố. Chậm nhất trong cuối quý 3/2021 phải tiếp nhận lô vaccine đầu tiên.

Phấn đấu đến cuối năm 2021, có 2/3 người dân thành phố được tiêm vaccine.

Ngoài ra, để kiểm soát tình hình dịch bệnh Covid-19, cần tăng cường các ứng dụng công nghệ thông tin. Kiểm tra việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-UBND của UBND thành phố. Đồng thời. tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về dịch bệnh Covid-19 đến người dân.

UBND thành phố giao Sở Y tế là cơ quan chủ lực trong đợt cao điểm phòng chống dịch, chuẩn bị sẵn sàng các phương án, kịch bản ứng phó với dịch bệnh.

Thanh Giang