Cháo thuốc: Mẹo hay tăng cường sức đề kháng mùa dịch
Có nhiều cách tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhất là trong mùa dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, trong đó có thể kể đến món cháo thuốc Bắc rất đơn giản và dễ làm.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, việc bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ và duy trì một lối sống tích cực, lành mạnh đóng vai trò quan trọng, giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch
Cháo nấm đông cô
Trong đông y có nhiều các vị thuốc có thể nấu cháo ăn nhằm mục đích tăng cường sức khỏe, tăng cường miễn dịch cho người bệnh cũng như người khỏe mạnh. Tùy mỗi mặt bệnh mà có từng bài cháo riêng cho các đối tượng. Bài “Cháo Ngưu báng nấm đông cô” là một bài chung cho mọi người có thể ăn được và tốt cho sức khỏe, nâng cao sức đề kháng các bạn nên dùng.
Ngưu báng có tác dụng tăng cường dinh dưỡng, thanh can giải độc, lợi niệu thông lâm, giảm căng thẳng mệt mỏi, đại táo tăng cường đề kháng, nấm hương tăng cường dinh dưỡng, đậu xanh mát gan lợi niệu…
Các vị trên kết hợp với nhau như một bài thuốc trong “thực y trị bệnh” của Trung Quốc, đặc biệt tốt cho người mới ốm dậy, người đề kháng suy giảm, mệt mỏi suy nhược…
Cháo chim bồ câu
Chim bồ câu hầm thuốc Bắc là món ăn giàu dinh dưỡng được dùng để bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Món ăn có thịt chim câu mềm, có mùi thơm của các vị thuốc Bắc thơm. Không chỉ vậy, hạt sen, hạt gạo được hầm trở nên chắc mẩy, ăn béo, ngọt, thơm. Và vị rau ngải cứu ăn kèm sẽ làm cho món ăn không bị ngấy. Sự kết hợp của các nguyên liệu tạo một bài thuốc bổ giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sức.
Thịt chim bồ câu được xem là loại “thượng phẩm” bồi bổ sức khỏe trong các loại thịt, Đông y gọi là loại “khó kiếm, quý hiếm”. Thịt chim bồ câu có giá trị dinh dưỡng vô cùng phong phú, trong đó có protein, chất béo, các axit amin, vitamin, chondroitin, choline, và các chất dinh dưỡng khác, mang lại tác dụng bồi bổ cho cơ thể, điều chỉnh, và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Hàm lượng protein của chim bồ câu rất cao, tỉ lệ tiêu hóa và hấp thụ cao, hàm lượng chất béo thấp hơn trong thịt gia súc gia cầm nên được xem là phù hợp nhất cho con người. Hơn nữa, thịt chim bồ câu có chứa canxi, sắt, đồng và các yếu tố vi lượng khác, các loại vitamin A, vitamin B, vitamin E đều có hàm lượng cao hơn so với thịt gà, cá, thịt bò, thịt cừu, thịt dê…
Cháo từ hà thủ ô
Cháo kê hà thủ ô: Kê nấu với hà thủ ô thành cháo, khi cháo được gắp bỏ các lát bã thuốc, đập trứng vào, thêm chút đường trắng khuấy đều, đun sôi lại. Cho ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp thoát vị, sa tử cung, sa dạ dày trực tràng.
Chè đậu đen hà thủ ô: Hà thủ ô 60g, đậu đen 100 g. Cả hai thứ cùng nấu với lượng nước thích hợp đến khi đậu đen chín nhừ, vớt bỏ bã hà thủ ô, chia 2 - 3 lần ăn trong ngày. Có thể thêm chút đường hoặc muối. Dùng cho các trường hợp thiểu năng mạch vành, cơn đau thắt ngực, các trường hợp râu tóc bạc sớm, táo bón kinh diễn.
Hà thủ ô hầm gà: Gà mái tơ 1con, hà thủ ô 30 g. Gà làm sạch bỏ ruột, hà thủ ô gói trong vải xô, đặt trong bụng gà, hầm cách thuỷ, lấy ra bỏ bã thuốc, thêm gia vị. Dùng cho các trường hợp râu tóc bạc sớm, đau đầu hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, suy nhược cơ thể.
Cháo bồ công anh
Nhiều nghiên cứu hiện đại cho thấy bồ công anh vị ngọt tính bình, không độc, có tác dụng ức chế vi khuẩn phổ rộng và diệt khuẩn thấy rõ, có tác dụng ức chế và tiêu diệt đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ. Món cháo bồ công anh có tác dụng phòng ngừa ung thư, giảm huyết áp, bài trừ độc tố ở gan.
Mọi thực phẩm đều có những lợi ích và cả tác dụng bất lợi, đặc biệt khi sử dụng quá nhiều.Trong mùa dịch hiện nay để chiến thắng Covid-19 mỗi chúng ta cần tăng cường miễn dịch và thể lực vì nhân cường tật nhược, hơn nữa điều trị virus hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu. Vì vậy, trong mùa dịch hay sau mỗi lần ốm dậy hoặc khi cơ thể mệt mỏi các bạn có thể nấu món cháo này ăn để tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật.