Những căn nhà nổi, tạm bợ của gần 30 hộ dân xóm Phao ven sông Hồng. Ông Nguyễn Đức Hùng (60 tuổi quê Hải phòng) đã sinh sống hơn 20 năm cuộc đời ở xóm Phao cho biết: “Dù có quê nhưng hiện nay gia đình tôi không còn người thân thích nữa, đất đai ở quê cũng không còn. Nay tôi chỉ đành bám trụ ở đây sống qua ngày. Hiện nay tôi đang ở với vợ, gọi là vợ nhưng chúng tôi cũng không có giấy kết hôn, chỉ thương hoàn cảnh của nhau thì dọn về ở cùng. Cô ấy đã từng có chồng ở quê, có 4 người con nhưng đã ly dị chồng”. Ông nói, công việc của tôi bấp bênh cứ ai gọi gì là tôi làm lấy, từ bốc vác, lao công hay nhặt phế liệu. Bình thường thi thoảng, mới có người gọi đi làm, mỗi lần cũng được khoảng 200 nghìn đồng, nhưng từ khi dịch Covid bùng phát chẳng còn ai gọi tôi nữa. Cuộc sống của tôi nay chỉ trông chờ vào những mạnh thương quân, cứ hết một tháng họ lại mang đến cho người dân ở đây mỗi hộ một yến gạo, thùng mỳ. Bữa cơm đơn sơ của chú Hùng trong mùa dịch covid. Căn nhà nổi xập xệ chưa đây 15 m2, được ghép lại bằng những mảnh gỗ, miếng tôn nằm lênh đênh trên mặt nước sông Hồng. Cũng như, gần 30 hộ dân khác tới sinh sống ở bãi giữa sông Hồng, chị Dương Thị Hường (38 tuổi quê Thanh Hóa) chia sẻ: “Hơn 20 năm về trước chị cũng có một mái ấm gia đình như bao người khác. Một ngày đầu đông 19 năm trước do hoàn cảnh gia đình nghèo khó, chồng chị sang nước Lào kiếm sống, nhưng không may, anh đã ra đi mãi mãi không quay trở lại. Buồn vì người chồng mình yêu thương đã mất, chán cảnh nghèo khó, chị bước chân xuống thành phố Hà Nội làm việc”. Chấn ướt chân ráo xuống Hà Nội, cũng may tìm được một căn nhà trọ ở quận Long Biên được bà chủ quan tâm, yêu mến. Chị cứ ngỡ cuộc đời mình sẽ bớt kham khổ khi mỗi tháng đi làm rửa bát, tại các quán ăn cũng được 5 triệu đồng mỗi tháng. Nhưng định mệnh luôn biết cách trêu đùa chị. Hơn 8 năm trước bà chủ trọ có một cậu con trai đã bỏ vợ , nhờ sự “đẩy thuyền” của bà chủ thì họ lại đến với nhau. Bồi hồi xúc động, chị kể “ Ngày chị đẻ Hiếu Nghĩa (con trai chị Hường) được hơn 1 tháng, khi bế cháu ở nhà không may bị ngã, cú ngã mạnh khiến tôi bị tai biến mất đi sức khỏe lao động, chân tay tôi không còn được như ngày trước. Sau khi bị tai biến, tôi bị người chồng ruồng bỏ, hai vợ chồng hiện nay cũng đã ly thân nhau”. Tuy hai vợ chồng hiện đã ly thân nhưng tôi có người mẹ chồng tốt, bà đi làm lau cửa quét nhà nhặt rác kiếm được cái gì nấu nướng thì 2 mẹ con tôi mới có cái ăn, tuy thịt cá không có, nhưng bữa cơm qua ngày thì vẫn còn kham được. Những người dân ở bãi giữa cũng biết hoàn cảnh và thương hai mẹ con lên họ cũng cho rau, để có cái ăn sống qua ngày. Mâm cơm của hai mẹ con chị Hường đã nấu từ mấy hôm nay, đã lên mốc, thiu, nhưng hai mẹ con vẫn ăn. Khi PV hỏi sao chị lại để mâm cơm như vậy cho con ăn thì nhận được câu trả lời từ chị, nhà làm gì còn gì ăn đâu, nếu không ăn thì chỉ còn cách nhịn đói nhìn con ăn tôi cũng thương nhưng chẳng còn cách nào cả. Hiếu Nghĩa (con trai chị Hường) mới chỉ 8 tuổi nhưng biết mình là một người đàn ông trụ cột của gia đình. Mỗi khi rảnh Nghĩa lại đi nhặt chai lọ đem về bán lấy tiền phụ mẹ. Hầu hết những công việc nhà thì đều qua tay Nghĩa vì mẹ không còn đủ sức khỏe để làm, chân tay hoạt động không còn linh hoạt. Ngày ngày những người dân trong xóm Phao mong chờ hết dịch Covid-19 để tiếp tục len lỏi đến từng ngõ phố kiếm sống, tuy nhiên đối diện với họ là một tương lại mù mịt. Mơ ước nhỏ nhoi của ông Hùng, chị Hường và toàn thế xóm Phao chỉ cần có một chỗ để đi về, nhưng ai cũng hiểu để được lên bờ là một ước mơ xa vời.
Lê Khánh