Thế vận hội Olympic giữa đại dịch: Xích lại gần nhau hơn
Thế vận hội Olympic 2020 khai mạc ngay thời điểm đại dịch căng thẳng nhất, sau sự trì hoãn kéo dài cả năm trời và kết thúc với một cơn bão lớn càn quét qua Nhật Bản. Tuy nhiên, trên tất cả, Nhật Bản đã chứng minh cho thế giới thấy, đây không phải là một Thế vận hội "vô hồn".
Chặng đường khởi hành gian nan
Thế vận hội Olympic Tokyo “2020” nhưng lại được tổ chức vào giữa năm 2021, sau khoảng thời gian một năm bị gián đoạn do sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid-19 tại Nhật Bản. Khai mạc giữa thời điểm nhạy cảm, Thế vận hội bị rất nhiều người dân Nhật Bản lên tiếng biểu tình phản đối và đồng thời, bị cản trở bởi các vấn đề chính trị trong nhiều tháng.
Ngay từ đầu, những kỳ vọng tốt nhất cũng chỉ ở mức trung bình, thậm chí nó còn được coi là sự kiện tận thế tồi tệ nhất. Đến cả ông Thomas Bach,Chủ tịch Ủy ban Thế vận hội Olympic quốc tế cũng cho biết, ông đã lo lắng rằng đây có thể sẽ là một “Thế vận hội Olympic vô hồn”. Nhưng sự thật lại cho chúng ta thấy, nó hoàn toàn trái ngược với những nhận định tiêu cực của thế giới.
“Bạn nhanh hơn, bạn bay cao hơn, bạn mạnh mẽ hơn bởi vì tất cả chúng ta cùng sát cánh, đoàn kết bên nhau,” ông Bach tự hào trước các vận động viên trong lễ bế mạc Thế vận hội. “Điều này thậm chí còn đáng giá hơn khi bạn cùng lúc phải đối mặt với rất nhiều thách thức do đại dịch. Trong thời điểm khó khăn này, các bạn đã tặng cho thế giới món quà quý giá nhất: Hy vọng.”
Cuộc chiến song song với đại dịch
Thế vận hội được khai mạc khi thủ đô Tokyo đang bị đe dọa bởi làn sóng đại dịch Covid-19 lần thứ 5. Không chỉ các trận đấu đóng cửa với khán giả, vận động viên tham dự Olympic cũng phải hạn chế tiếp xúc. Chính phủ Nhật Bản đã không cho phép khán giả nước ngoài tới nước này để cổ vũ cho các vận động viên, trong khi các nhà tổ chức cũng không cho phép khán giả trong nước vào các địa điểm thi đấu ở 8 trong số 10 tỉnh, thành, trong đó có thủ đô Tokyo.
Suốt khoảng thời gian tổ chức Thế vận hội, hàng chục nghìn đợt xét nghiệm Covid-19 đã diễn ra, chủ yếu là các vận động viên, nhân viên Ban tổ chức, nhà báo và khách tham quan. Thế vận hội cũng đã vô tình khiến chính phủ Nhật Bản phải ban bố “tình trạng khẩn cấp” ngày càng rộng rãi.
Sự kiên cường của các vận động viên
Sự kiên cường của các vận động viên đã trở thành câu chuyện trung tâm của Thế vận hội. Họ đã phải chịu đựng rất nhiều sự tổn thương, từ tinh thần cho đến những chấn thương thể thao khó tránh khỏi. Trái ngược lại, chính khó khăn đó đã giúp cho sự xuất sắc của họ thực sự bùng nổ.
Nổi bật trong số đó: Dẫn đầu bảng thành tích là vận động viên bơi của Mỹ Caeleb Dressel với 5 Huy chương Vàng ở các nội dung bơi, xếp thứ 2 là Emma Mckeon của đoàn thể thao Australia với 4 Huy chương Vàng. Không hề kém cạnh, nữ vận động viên Allyson Felix đã vượt huyền thoại Jamaica Usain Bolt về số Huy chương Vàng đoạt được tại giải điền kinh thế giới. Tổng số Huy chương mà nước chủ nhà Nhật Bản giành được là 58, nhiều nhất trong lịch sử Thế vận hội của quốc gia này.
Những ngày thi đấu thực sự rất căng thẳng, nhưng nhìn chung, không có sự cố nào khác ngoài các chấn thương thể thao. Ngay cả trận động đất xảy ra giữa Thế vận hội cũng bị lãng quên nhanh chóng. Trong những ngày thi đấu ở Nhật Bản, các vận động viên gần như chỉ biết chính mình và bước ra sân đấu mà không có tiếng la hét nào. Đặc biệt, các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn rải rác - bao gồm cả cuộc biểu tình ngay phía ngoài sân vận động, đã phản ánh được phần nào thái độ của người dân Nhật Bản với giải đấu này. Và điều đó ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tinh thần thi đấu của các vận động viên.
“Lần đầu tiên kể từ khi đại dịch bắt đầu, thế giới xích lại gần nhau hơn”
Thế vận hội lần thứ 4 của Nhật Bản được tổ chức 57 năm sau Thế vận hội năm 1964 - diễn ra ngay thời điểm Thế chiến thứ 2 kết thúc, đại diện cho một hành tinh đang cố gắng xích lại gần nhau hơn, đặc biệt giữa thời điểm đại dịch đã chia cắt nhân loại.
Lễ bế mạc được diễn ra với chủ đề: “Thế giới chúng ta cùng chia sẻ” - một quan niệm lạc quan nhưng cũng đầy hàm ý châm biếm với tình hình hiện tại của nhân loại. Từ biểu diễn xe đạp nhào lộn đến các màn trình diễn ánh sáng cầu kỳ, tất cả đều cố gắng để truyền tải “bầu không khí chiến thắng và sự giải phóng” đối với các vận động viên sau một giải đấu đầy căng thẳng. Cùng với đó, Thế vận hội Olympics “kỳ lạ” nhất lịch sử đã chính thức khép lại.
“Thế giới đang bước vào cuộc sống “bình thường mới” và chính Thế vận hội này đã đưa nhân loại đến gần hơn. Ngay cả khi chúng ta không thể chạm vào nhau, thì vẫn có thể sẻ chia cùng một khoảnh khắc. Và đó sẽ là điều sống mãi với thời gian.”