Ông Nguyễn Văn Đính: Áp lực trả lãi là rất lớn, bán tháo nhà đất vẫn không diễn ra
Trong thời gian xuất hiện nhiều thông tin trái chiều về thị trường bất động sản trong mùa dịch như giá nhà đất tăng, hiện tượng bán tháo xuất hiện một vài phân khúc.
Thực hư việc này thế nào? PV Đại Đoàn Kết Online đặt câu hỏi với ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt nam để tìm câu trả lời.
PV: Bất chấp dịch bệnh đang kéo dài, theo các công ty nghiên cứu thị trường cho thấy giá bất động sản tăng giá trong thời gian này. Vậy nguyên nhân theo ông là do đâu?
Ông Nguyễn Văn Đính: Những dữ liệu trong mùa dịch chưa được xác thực vì gần như tất cả cá hệ thống bán hàng đứng yên, kể cả có bán online. Giá chúng tôi xác định là giá giao dịch, không bao giờ xác định là giá rao cả, giá rao chỉ là để mời chào PR thôi. Cho nên tôi cho rằng quan điểm ấy nên cần xem xét.
Vì không có giao dịch trên thực tế nên phải lấy giá trước khi dịch bệnh. Theo thông tin của chúng tôi, trước khi diễn ra dịch thì đã có một số dự án giảm giá, nhưng tỉ lệ giảm không nhiều. Nhìn chung giá vẫn treo ở mức cao.
PV: Việc nhiều phân khúc bất động sản rao bán giá rẻ, theo ông điều này có phản ánh đúng thị trường tại thời điểm này?
Ông Nguyễn Văn Đính: Việc mà các hiện tượng nhiều mẩu tin đăng bán tháo bất động sản do ảnh hưởng của dịch bệnh hiện chưa có dữ liệu báo cáo cụ thể. Bản chất của việc bán tháo bất động sản sẽ xảy ra vì áp lực về tài chính, đặc biệt các dự án bất động sản có sử dụng đòn bẩy vay vốn ngân hàng hoặc một số tổ chức tài chính khác để mà kinh doanh.
Theo báo cáo của hệ thống ngân hàng thì nợ về tín dụng trong bất động sản cao, từ đó tôi khẳng định trên thị trường có rất nhiều người sử dụng đòn bẩy tín dụng. Trong bối cảnh dịch covid 19 diễn biến phức tạp, thị trường không có giao dịch thì áp lực trả lãi là rất lớn.
Trên thực tế thì hiện tại thị trường ai ở yên nhà nấy thì việc giao dịch sẽ khó khăn, làm sao thực hiện được. Giao dịch bất động sản là phải có bàn giao, có giao nhận có công chứng. Vậy nên đang giãn cách chỉ có chồng tiền đặt cọc rồi sau khi hết giãn cách thì 2 bên áp dụng việc mua bán.
Vì không có giao dịch nên không thể nói bán rẻ hay đắt được. Mặc khác, tôi cho rằng sẽ không có việc bán tháo diễn ra trên toàn thị trường.
PV: Tâm lý của khách hàng trong thời gian tới sẽ như thế nào?
Ông Nguyễn Văn Đính: Lực của thị trường vẫn tốt, nhu cầu mua nhà, nhu cầu đầu tư của họ vẫn rất cao, do nhiều tháng trong giai đoạn vừa rồi nhà đầu tư tăng giá theo cơn sốt họ điều chỉnh giá, nhà đầu tư cũng không được bao nhiêu, cho nên những dự án nào mà giá cao thì tính hấp thụ của nó rất nhỏ, thậm chí có những dự án không trụ được.
Tâm lí của các nhà đầu tư với các nhà muốn căn cứ vào giá cả phù hợp với tính chất của thị trường, dự án nào đúng với tính chất của thị trường thì xong giai đoạn đặc biệt trong khoảng thời gian trước khi diễn ra dịch, tháng 4 của quý trước là giao dịch rất tốt. Tâm lí của khách hàng vẫn chờ đợi việc có giá cả để điều chỉnh cho hợp lí, ai cũng mong đại dịch chóng qua.
Vì đợt dịch này kéo theo sức khoẻ của thị trường cũng bị ảnh hưởng, như năm ngoái những đợt dịch xong thị trường bất động sản hoạt động trở lại rất mạnh. Vậy nên, hết giãn cách hoặc dịch bệnh giảm xuống khi người dân làm việc trở lại thị trường bất động sản sẽ khởi sắc.
PV: Vậy có nên mua nhà ở thời điểm này?
Theo tôi nếu được mua phù hợp với chất lượng và giá cả thì vẫn nên mua, còn nếu như bây giờ không được giao dịch trực tiếp, chỉ được thoả thuận theo hướng đặt cọc thôi, bây giờ đặt cọc online thì chưa có giấy tờ cam kết mà trong khi luật pháp Việt Nam chưa có quy định là xác nhận công nghệ trên mạng hay email của nhau về vấn đề pháp lí.
Cám ơn ông về cuộc trao đổi.