Afghanistan đối mặt khủng hoảng đói, nguy cơ sụp đổ kinh tế
Liên hợp quốc cảnh báo Afghanistan có thể đối mặt khủng hoảng lương thực trong vòng 1 tháng tới, khiến 1/3 dân số bị đói.
Lương thực dự trữ đang cạn kiệt
Dự trữ lương thực của Liên hợp quốc (LHQ) ở Afghanistan có thể cạn kiệt trong tháng 9 này, đe doạ xảy ra một cuộc khủng hoảng đói, đổ thêm thách thức với các nhà cầm quyền mới.
Theo hãng tin AP, ông Ramiz Alakbarov, trưởng đại diện nhân đạo của LHQ tại Afghanistan, cuộc khủng hoảng lương thực có thể sắp xảy là một thách thức khác mà lực lượng cầm quyền Taliban phải đối mặt trong bối cảnh nhóm này đang tìm cách khôi phục ổn định sau hàng thập kỷ chiến tranh.
Ông Alakbarov cho biết, khoảng 1/3 dân số trong tổng số 38 triệu người Afghanistan sẽ không biết liệu họ có được ăn một bữa mỗi ngày hay không.
Chương trình Lương thực Thế giới của LHQ đã mang lương thực đến và phân phát cho hàng chục ngàn người Afghanistan trong những tuần gần đây. Nhưng khi mùa đông đến gần và hạn hán đang xảy ra, chương trình cần ít nhất 200 triệu USD để có thể tiếp tục nuôi sống những người Afghanistan dễ bị tổn thương nhất.
“Vào cuối tháng 9, các kho dự trữ mà Chương trình Lương thực Thế giới có ở Afghanistan sẽ hết sạch”, ông Alakbarov nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo trực tuyến. “Chúng tôi sẽ không thể cung cấp những mặt hàng thực phẩm thiết yếu đó khi hết hàng.”
Trước đó, các quan chức LHQ cho biết trong số 1,3 tỷ USD cần thiết cho các nỗ lực viện trợ cho Afghanistan, họ chỉ mới nhận được 39%.
Khủng hoảng kinh tế
Sau khi giành được quyền kiểm soát đất nước và toàn bộ lực lượng Mỹ đã rút lui, Taliban giờ đây sẽ phải điều hành một quốc gia vốn phụ thuộc nặng nề vào viện trợ quốc tế và đang ở trong một cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng.
Bên cạnh những lo ngại về nguồn cung lương thực, các công chức đã không được trả lương trong nhiều tháng và đồng nội tệ đang mất giá nặng. Phần lớn dự trữ ngoại hối của Afghanistan, được giữ ở nước ngoài, đã bị đóng băng.
Ông Khalid Payenda, cựu quyền Bộ trưởng Tài chính của Afghanistan, hôm 1/9 đã trình bày nhiều thông tin về thực trạng mong manh hiện tại của đất nước. Phát biểu tại Đại học Georgetown ở Washington, ông Payenda cho biết đồng tiền của Afghanistan vẫn chưa sụp đổ vì các sàn giao dịch tiền tệ đã bị đóng cửa. Nhưng giá trị của nó có thể giảm hơn 100%.
Mohammad Sharif, một chủ cửa hàng ở thủ đô Kabul, cho biết các cửa hàng và chợ vẫn có nguồn cung cấp, nhưng mối lo ngại lớn của họ là giá thực phẩm tăng. Ông nói: “Nếu tình hình tiếp tục như thế này và không có chính quyền kiểm soát giá cả thì sẽ gây ra rất nhiều vấn đề cho người dân địa phương”.
Sau khi Mỹ rút quân, nhiều người Afghanistan đang hồi hộp và lo lắng chờ đợi xem Taliban sẽ cai trị đất nước như thế nào. Trong thời kỳ nắm quyền trước đây (1996-2001), Taliban đã áp đặt những hạn chế hà khắc, không cho phép trẻ em gái đi học, buộc phụ nữ ở nhà, cấm truyền hình, âm nhạc và cả nhiếp ảnh.
Nhưng gần đây, các nhà lãnh đạo Taliban đã tìm cách đưa ra một hình ảnh ôn hòa hơn. Các trường học đã mở cửa trở lại cho nam sinh và nữ sinh, mặc dù giới chức Taliban cho biết các em sẽ học riêng. Phụ nữ ra đường đội khăn trùm đầu Hồi giáo, như lâu nay vẫn vậy thay vì khăn choàng burga mà Taliban bắt buộc mặc trước đây.
Hôm 1/9, Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho rằng "phép thử thực sự" đối với chính quyền Taliban mới sẽ là cách họ đối xử với phụ nữ và trẻ em gái. Đại sứ Ireland, Geraldine Byrne Nason - người giữ chức chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an, cho biết việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người cho phụ nữ Afghanistan “phải là trọng tâm phản ứng tập thể của chúng ta đối với cuộc khủng hoảng.”
Lương thực dự trữ đang cạn kiệt
Dự trữ lương thực của Liên hợp quốc (LHQ) ở Afghanistan có thể cạn kiệt trong tháng 9 này, đe doạ xảy ra một cuộc khủng hoảng đói, đổ thêm thách thức với các nhà cầm quyền mới.
Theo hãng tin AP, ông Ramiz Alakbarov, trưởng đại diện nhân đạo của LHQ tại Afghanistan, cuộc khủng hoảng lương thực có thể sắp xảy là một thách thức khác mà lực lượng cầm quyền Taliban phải đối mặt trong bối cảnh nhóm này đang tìm cách khôi phục ổn định sau hàng thập kỷ chiến tranh.
Ông Alakbarov cho biết, khoảng 1/3 dân số trong tổng số 38 triệu người Afghanistan sẽ không biết liệu họ có được ăn một bữa mỗi ngày hay không.
Chương trình Lương thực Thế giới của LHQ đã mang lương thực đến và phân phát cho hàng chục ngàn người Afghanistan trong những tuần gần đây. Nhưng khi mùa đông đến gần và hạn hán đang xảy ra, chương trình cần ít nhất 200 triệu USD để có thể tiếp tục nuôi sống những người Afghanistan dễ bị tổn thương nhất.
“Vào cuối tháng 9, các kho dự trữ mà Chương trình Lương thực Thế giới có ở Afghanistan sẽ hết sạch”, ông Alakbarov nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo trực tuyến. “Chúng tôi sẽ không thể cung cấp những mặt hàng thực phẩm thiết yếu đó khi hết hàng.”
Trước đó, các quan chức LHQ cho biết trong số 1,3 tỷ USD cần thiết cho các nỗ lực viện trợ cho Afghanistan, họ chỉ mới nhận được 39%.
Khủng hoảng kinh tế
Sau khi giành được quyền kiểm soát đất nước và toàn bộ lực lượng Mỹ đã rút lui, Taliban giờ đây sẽ phải điều hành một quốc gia vốn phụ thuộc nặng nề vào viện trợ quốc tế và đang ở trong một cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng.
Bên cạnh những lo ngại về nguồn cung lương thực, các công chức đã không được trả lương trong nhiều tháng và đồng nội tệ đang mất giá nặng. Phần lớn dự trữ ngoại hối của Afghanistan, được giữ ở nước ngoài, đã bị đóng băng.
Ông Khalid Payenda, cựu quyền Bộ trưởng Tài chính của Afghanistan, hôm 1/9 đã trình bày nhiều thông tin về thực trạng mong manh hiện tại của đất nước. Phát biểu tại Đại học Georgetown ở Washington, ông Payenda cho biết đồng tiền của Afghanistan vẫn chưa sụp đổ vì các sàn giao dịch tiền tệ đã bị đóng cửa. Nhưng giá trị của nó có thể giảm hơn 100%.
Mohammad Sharif, một chủ cửa hàng ở thủ đô Kabul, cho biết các cửa hàng và chợ vẫn có nguồn cung cấp, nhưng mối lo ngại lớn của họ là giá thực phẩm tăng. Ông nói: “Nếu tình hình tiếp tục như thế này và không có chính quyền kiểm soát giá cả thì sẽ gây ra rất nhiều vấn đề cho người dân địa phương”.
Sau khi Mỹ rút quân, nhiều người Afghanistan đang hồi hộp và lo lắng chờ đợi xem Taliban sẽ cai trị đất nước như thế nào. Trong thời kỳ nắm quyền trước đây (1996-2001), Taliban đã áp đặt những hạn chế hà khắc, không cho phép trẻ em gái đi học, buộc phụ nữ ở nhà, cấm truyền hình, âm nhạc và cả nhiếp ảnh.
Nhưng gần đây, các nhà lãnh đạo Taliban đã tìm cách đưa ra một hình ảnh ôn hòa hơn. Các trường học đã mở cửa trở lại cho nam sinh và nữ sinh, mặc dù giới chức Taliban cho biết các em sẽ học riêng. Phụ nữ ra đường đội khăn trùm đầu Hồi giáo, như lâu nay vẫn vậy thay vì khăn choàng burga mà Taliban bắt buộc mặc trước đây.
Hôm 1/9, Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho rằng "phép thử thực sự" đối với chính quyền Taliban mới sẽ là cách họ đối xử với phụ nữ và trẻ em gái. Đại sứ Ireland, Geraldine Byrne Nason - người giữ chức chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an, cho biết việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người cho phụ nữ Afghanistan “phải là trọng tâm phản ứng tập thể của chúng ta đối với cuộc khủng hoảng.
”Những thách thức mà Taliban phải đối mặt trong việc phục hồi nền kinh tế có thể tạo ra đòn bẩy cho các nước phương Tây khi họ thúc đẩy nhóm này thực hiện cam kết thành lập một chính phủ toàn diện và đảm bảo quyền phụ nữ. Về phần mình Taliban khẳng định họ muốn xây dựng quan hệ tốt đẹp với các nước khác, bao gồm cả Mỹ.
Công bố chính phủ mới
Theo hãng tin Reuters, lực lượng Taliban dự kiến công bố chính phủ mới trong ngày 2/9. Quan chức Taliban, Ahmadullah Muttaqi cho biết, lễ ra mắt đang được chuẩn bị tại Phủ tổng thống ở Kabul và đài truyền hình tư nhân Tolo sẽ đưa tin về sự kiện này.
Thủ lĩnh tối cao Taliban, Haibatullah Akhundzada dự kiến sẽ nắm quyền lực tối cao đối với hội đồng điều hành và một tổng thống dưới quyền.
Các nhà phân tích nhận định, tính hợp pháp của chính phủ mới trong mắt các nhà tài trợ và nhà đầu tư quốc tế sẽ rất quan trọng đối với nền kinh tế Afghanistan, vốn đang đứng trước nguy cơ sụp đổ sau khi Taliban trở lại nắm quyền.
Thủ lĩnh tối cao của Taliban có ba cấp phó: Mawlavi Yaqoob, con trai của người sáng lập quá cố phong trào Mullah Omar; Sirajuddin Haqqani, thủ lĩnh mạng lưới Haqqani quyền lực; và Abdul Ghani Baradar, một trong những thành viên sáng lập của nhóm.s
Một hội đồng lãnh đạo không được bầu chọn là cách Taliban điều hành chính phủ đầu tiên của họ, nơi đã thực thi hà khắc một phiên bản cực đoan của luật Sharia từ năm 1996 cho đến khi bị lực lượng do Mỹ lãnh đạo lật đổ vào năm 2001.