Nhiều bất cập, tồn tại trong tiến trình cổ phần hoá của nhiều tập đoàn, tổng công ty
Trong báo cáo kiểm toán 2020 của Kiểm toán nhà nước đã chỉ ra nhiều bất cập, tồn tại trong tiến trình cổ phần hoá thoái vốn tại nhiều tập đoàn, tổng công ty trực thuộc nhà nước.
Theo đó, nhiều công ty chưa thoái vốn đầu tư theo kế hoạch được duyệt được chỉ ra là UDIC toàn bộ các đơn vị theo danh mục được phê duyệt; Handico chậm thoái vốn đầu tư tại 05 đơn vị, chưa thoái vốn tại 10 đơn vị; Công ty mẹ PVOIL; Công ty mẹ - PVPower: 03 công ty.
Chậm thoái vốn khỏi lĩnh vực tài chính ngân hàng, lĩnh vực không phù hợp với ngành nghề kinh doanh chính quy định tại Điều 21 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Sawaco (Công ty CP Quảng trường Quốc tế); Handico (Công ty Tài chính CP Handico).
Handico có Công ty Đầu tư Xây dựng số 2 Hà Nội, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội số 68 còn vướng mắc trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp.
Ngoài ra, trong Kiểm toán kết quả tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Một số đơn vị chưa mở sổ theo dõi, định giá tài sản tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Một số khác lập báo cáo tài chính và xử lý tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp chưa đúng quy định, đơn vị tư vấn định giá giá trị một số tài sản cố định, giá trị lợi thế kinh doanh chưa chính xác. Lập hồ sơ kiểm kê chưa đầy đủ, đối chiếu, xác nhận chưa đầy đủ các khoản công nợ tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp hay xác định không chính xác một số khoản doanh thu, chi phí, giá trị tài sản cố định, qua kiểm toán điều chỉnh tăng lợi nhuận kế toán sau thuế TNDN 858,11 tỷ đồng; chưa xử lý khoản chênh lệch vốn chủ sở hữu so với vốn điều lệ tại 31/12/2018 (Công ty mẹ 289,03 tỷ đồng, Công ty Thủy điện Trung Sơn 28,67 tỷ đồng); năm 2018, Công ty mẹ hạch toán lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện vào kết quả kinh doanh 613,29 tỷ đồng chưa phù hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.
KTNN xác định tăng giá trị thực tế doanh nghiệp 1.166,84 tỷ đồng, tăng giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp 523,78 tỷ đồng (xác định theo phương pháp tài sản) và kiến nghị tăng thu NSNN 806,58 tỷ đồng.
Cũng trong báo cáo trên, KTNN chỉ ra có 28 doanh nghiệp thuộc UBND Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam vướng mắc quyết toán giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
Trong đó, Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; Công ty TNHH MTV Công trình Giao thông công chánh; Công ty TNHH MTV Công trình Giao thông Sài Gòn; Công ty TNHH MTV Dịch vụ Xuất khẩu lao động và Chuyên gia; Công ty Kinh doanh Thủy hải sản; Công ty TNHH MTV Đóng tàu An Phú; Công ty TNHH MTV Xe khách Sài Gòn; Công ty Kỹ thuật Xây dựng Phú Nhuận; Công ty TNHH MTV Phát triển Khu công nghiệp Sài Gòn; Công ty TNHH MTV Xây dựng Thương mại Sài Gòn 5... đã đối chiếu, xác nhận công nợ phải thu, phải trả chưa đầy đủ:
Chưa nộp đầy đủ, kịp thời các khoản phải nộp về cổ phần hóa: Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn 188,74 tỷ đồng; Công ty Kỹ thuật Xây dựng Phú Nhuận 40,86 tỷ đồng; Công ty Kinh doanh Thủy hải sản 29,38 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Dịch vụ Xuất khẩu lao động và Chuyên gia 19,87 tỷ đồng..
Lập báo cáo quyết toán cổ phần hóa chậm: Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch Bến Thành; Công ty TNHH MTV Phát triển nhà Bến Thành; Công ty TNHH MTV Đầu tư Địa ốc Gia Định; Công ty TNHH MTV Phát triển Khu công nghiệp Sài Gòn; Công ty Kinh doanh Thủy hải sản; Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Thủ Thiêm; Công ty TNHH MTV Xây dựng Thương mại Sài Gòn 5; Công ty TNHH Công trình cầu phà Thành phố Hồ Chí Minh; Công ty TNHH MTV Xe khách Sài Gòn; Công ty Kỹ thuật Xây dựng Phú Nhuận.
Nhiều doanh nghiệp khác, chưa tuân thủ quy định trong việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược; chưa công bố rộng rãi việc mời nhà đầu tư chiến lược, thư mời gửi nhà đầu tư chiến lược chưa đầy đủ tiêu chí được UBND Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt; chưa xây dựng phương án sử dụng đất trình UBND Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt trước khi xác định giá trị doanh nghiệp; chưa thực hiện các thủ tục pháp lý để điều chỉnh doanh nghiệp thuê đất từ công thuê đất.
Đãng chú ý, có nhiều đơn vị, doanh nghiệp sử dụng đất không đúng mục đích: Công ty TNHH MTV Dịch vụ Xuất khẩu lao động và Chuyên gia: Khu đất 635A Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh; Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch Phú Thọ: Khu đất số 79 Hòa Bình, Phường 3, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh; một phần diện tích số 03 Hòa Bình, Quận 11, diện tích 582,7 m2; Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh: Khu đất số 3-5 Mễ Cốc, Phường 15, Quận 8 và khu đất số 301, 301A, 301B, 301C Bến Bình Đông, Quận 8; Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sài Gòn: 04 lô đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm với tổng diện tích 5.019,1 m2 (khu đất số 63 (số cũ 1/8) đường Quốc lộ 13, Khu phố 3, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, diện tích 609,2 m2; khu đất số 3/1 đường Nguyễn Thị Định, phường An Phú, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh, diện tích 988 m2; khu đất số 652A (số cũ 17/4 Khu phố 3) đường Tô Ký, phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, diện tích 2.741,9 m2; khu đất số 127-129 Nơ Trang Long, Phường 12, quận Bình Thạnh, diện tích 680 m2) để hợp tác kinh doanh với Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Cần Giờ chưa tuân thủ theo đúng hợp đồng thuê đất.
Bên cạnh đó, Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch Phú Thọ; Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh; Công ty Kinh doanh Thủy hải sản; Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản...Công ty TNHH MTV Phát triển và Kinh doanh nhà xác định thiếu thành phẩm tồn kho đối với 26 lô đất tại khu dân cư Long Toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lập báo cáo tài chính tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần chưa chính xác.
Kết quả kiểm toán xác định tăng giá trị thực tế vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần tại các doanh nghiệp 334,92 tỷ đồng: Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam 113,54 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn 186,51 tỷ đồng; Công ty Kinh doanh Thủy hải sản 15,61 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Phát triển và Kinh doanh nhà 11,04 tỷ đồng; Công ty Kỹ thuật Xây dựng Phú Nhuận 3,41 tỷ đồng... và kiến nghị tăng thu NSNN 505,97 tỷ đồng.
Kiểm toán Nhà nước cũng nêu rõ, UBND Thành phố Hồ Chí Minh chậm có ý kiến về phương án sử dụng đất hoặc chưa phê duyệt phương án sử dụng đất của các doanh nghiệp; chưa phê duyệt giá đất đối với diện tích đất khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần; chậm phê duyệt hầu hết các Báo cáo quyết toán tài chính, quyết toán số tiền thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp.