Nord Stream 2: Chặng đường dài cho đến khi khí chảy
Dự án Nord Stream 2 đã hoàn thành và sẵn sàng để bơm khí đốt từ Nga sang châu Âu, nhưng vẫn chưa có dòng chảy nào vì nó vẫn đang chờ cơ quan quản lý năng lượng của Đức thông qua.
Dự án năng lượng gây tranh cãi nhất châu Âu, do tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga đứng đầu, đã vấp phải sự phản kháng từ Mỹ và Ukraine cùng nhiều nước khác.
Vào tuần trước, động thái của cơ quan quản lý Đức, yêu cầu nhà điều hành đường ống Nord Stream 2 AG có trụ sở tại Thụy Sĩ phải đảm bảo sẽ không phá vỡ các quy tắc cạnh tranh cho thấy, có thể sẽ mất vài tháng nữa để đường ống dài 1.200 km được "bật đèn xanh".
Điều gì đang cản trở sự thông suốt?
Cơ quan mạng lưới Liên bang Đức (BNetzA) - cơ quan quản lý các lĩnh vực điện, khí đốt, viễn thông, bưu chính và đường sắt của nước này – cho biết, phải đến đầu tháng 1/2022 mới có thể đưa ra khuyến nghị về việc liệu cơ quan này có chứng nhận đường ống chạy từ Nga đến Đức dưới Biển Baltic hay không.
Mặc dù các yêu cầu kỹ thuật đã được đáp ứng, nhưng điểm mấu chốt gây cản trở hiện nay là liệu Gazprom có tuân thủ các quy tắc tách nhóm của châu Âu để đảm bảo cạnh tranh công bằng hay không?
Nhà điều hành Nord Stream 2 tuyên bố, các quy tắc này chỉ nhằm mục đích khai thác đường ống dẫn dầu và tuần trước đã giành được một phần thắng lợi khi một cố vấn của tòa án cấp cao nhất của Liên minh châu Âu khuyến nghị rằng, Gazprom có thể thách thức các quy tắc của EU.
Trước đó, đường ống “chị em” có kích thước giống hệt, Nord Stream 1, đã được miễn các quy tắc tách nhóm kể từ khi mở cửa vào năm 2011 vì nó được coi như một đầu nối kết nối thay vì là nhà cung cấp trực tiếp.
Cần có sự chứng nhận
Sau khi một ủy ban quản lý độc lập gồm ba thành viên thuộc BNetzA đưa ra khuyến nghị của mình, ủy ban này sẽ gửi yêu cầu tới Ủy ban châu Âu, nơi có hai tháng tiếp theo để trả lời.
Nếu cả hai cơ quan đều đồng ý rằng, đường ống đáp ứng tất cả các quy định yêu cầu thì chứng nhận có thể được cấp tương đối nhanh chóng, nhưng nếu không, quá trình này có thể bị trì hoãn thêm.
Chứng nhận chỉ có thể được trao nếu cả hai giải quyết được bất kỳ sự khác biệt nào có thể phát sinh, có nghĩa là có thể phải đến mùa xuân năm 2022, Nord Stream 2 mới được chứng nhận và chính thức bắt đầu hoạt động.
BNetzA có thể ngăn chặn dòng chảy khí đốt hay không?
Mặc dù chứng nhận là một yêu cầu nhưng BNetzA vẫn khá rè dặt trong việc làm thế nào để ngăn Gazprom bắt đầu bơm khí ngay lập tức. Biện pháp mạnh nhất nhất là phạt 1 triệu euro nếu nhà điều hành Nord Stream 2 khởi động đường ống mà không có chứng nhận.
Với tư cách là cơ quan quản lý, họ cũng có thể khởi động một cuộc điều tra, nhưng bất kỳ quy trình pháp lý nào cũng sẽ mất nhiều thời gian và nó sẽ không thể ngăn chặn dòng khí ngay lập tức.
Trong khi đó, Gazprom cho biết, theo dự kiến, Nord Stream 2 sẽ cung cấp 5,6 tỷ mét khối bcm (khoảng 1/10 công suất hàng năm của đường ống) đã có vào năm 2021 nếu nguồn cung bắt đầu vào tháng 10.
Điều gì đang xảy ra sau các phương án?
Hai nguồn tin chính phủ quen thuộc với vấn đề này cho biết, trong những tháng gần đây, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nói rõ với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng, việc tuân thủ các quy tắc là rất quan trọng cho việc đảm bảo sự ủng hộ chính trị cho dự án này.
Bà Merkel công khai khẳng định, cơ sở chính trị để vận hành Nord Stream 2 là Nga phải cam kết sẽ tiếp tục coi Ukraine như một tuyến đường trung chuyển khí đốt trong tương lai.
"Tổng thống Putin đủ thông minh để biết rằng, thiện cảm của các chính trị gia Đức liên quan đến dự án đang có nhiều vấn đề, vì vậy ông ấy không nên đưa ra bất kỳ lý do gì gây “nguy hiểm” cho các quyết định", một trong những nguồn tin cho biết.
BNetzA có sự độc lập chính trị hay không?
Câu trả lời là không. Đối với khuyến nghị của mình, BNetzA cần có đánh giá ràng buộc về an ninh nguồn cung với Bộ Kinh tế và Năng lượng Đức, bởi bộ này là một bộ phận.
"Chứng nhận chỉ có thể được cấp nếu Bộ Kinh tế và Năng lượng Liên bang xác định rằng, việc cấp chứng nhận sẽ không gây nguy hiểm cho an ninh nguồn cung cấp khí đốt của Đức và Liên minh châu Âu", người phát ngôn của cơ quan này cho biết.
Bộ Kinh tế và Năng lượng cho biết, hiện nay, họ đang làm việc để đánh giá vấn đề này, nhưng chưa đưa ra thời hạn hoàn thành. Nếu xác định rằng, việc vận hành Nord Stream 2 sẽ khiến nguồn cung cấp khí đốt gặp rủi ro thì cơ quan này không thể chứng nhận.
Cuộc bầu cử Đức có tác động đến dự án?
Cho đến khi chính phủ mới được thành lập, Bộ Kinh tế Đức do ông Peter Altmaier, một thành viên đảng Bảo thủ của bà Merkel, lãnh đạo, đã ủng hộ đường lối này.
Dưới thời bà Merkel, người vẫn đang điều hành đất nước cho đến khi một chính phủ mới được thành lập, Đức gần đây đã đạt được thỏa thuận với Washington để cho phép triển khai đường ống gây tranh cãi.
Ngoài ra, ông Olaf Scholz, người đã lãnh đạo Đảng Dân chủ Xã hội giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng trước và có cơ hội cao trở thành người kế nhiệm Thủ tướng Merkel, cũng đã ủng hộ kế hoạch này.