Các tỉnh Nam Trung bộ khẩn trương ứng phó với áp thập nhiệt đới

Thùy Trang 25/10/2021 15:58

Từ 18h chiều ngày 25/10 tất cả các tàu, thuyền phải ngưng hoạt động đánh bắt trên biển cho đến khi kết thúc bão ở khu vực nam Trung bộ. Tỉnh Khánh Hòa cho học sinh học trực tiếp được nghỉ học trong 2 ngày ngày 26, 27/10.

Tàu, thuyền Khánh Hòa đang vào nơi tránh trú bão.

Theo thông báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chiều 25/10, vùng áp thấp trên biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và đang đi về đất liền của nước ta. Vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 116,2 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng gần 100 km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 8, giật cấp 9 và đang mạnh lên thành bão và trở thành cơn bão số 9. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới: từ vĩ tuyến 9,0 đến 13,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 110,5 đến 116,5 độ Kinh Đông. Mỗi giờ đi được khoảng 15 km.

Trước tình hình phức tạp của áp thấp nhiệt đới gần bờ, các tỉnh Nam Trung bộ,(từ Bình Định đến Bình Thuận) nhất là tỉnh Khánh Hòa, có thể bão số 9 sẽ đi qua. Do vậy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu Bộ đội Biên phòng, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các địa phương ven biển, tiến hành kiểm đếm, cũng như kêu gọi tàu, thuyền (kể cả các tàu thuyền du lịch) còn hoạt động trên biển khẩn trương trở vào bờ hoặc tìm chỗ tránh, trú bão an toàn, các ngư dân nuôi trồng thủy sản trên các lồng bè, các tàu du lịch, các phương tiên đi lại trên biển phải ngưng hoạt động đánh bắt tyển biển từ 18h ngày 25/10/2021 cho đến khi kết thúc bão

Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa cũng chính thức có văn bản, yêu cầu các đơn vị trường học cho học sinh trên địa bàn toàn tỉnh Khánh Hòa nghỉ học trực tiếp vào 2 ngày 26, 27/10 và chuyển sang dạy học trực tuyến. Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình bão, mưa lũ để chủ động điều chỉnh thời gian cho học sinh nghỉ học (tăng hoặc giảm ngày nghỉ); kịp thời phối hợp với các lực lượng cứu hộ tại địa phương trong công tác ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại đơn vị. Chủ động các biện pháp phòng tránh mưa ngập, lên phương án bảo đảm an toàn, giảm thiểu thiệt hại về cơ sở vật chất, công trình trường học, tài liệu, sách vở và dụng cụ học tập…

Tiến hành kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn đối với các hoạt động du lịch, trên đảo, kiểm đếm số lượng lồng bè nuôi trồng thủy sản trên các vùng biển (đặc biệt số lượng người hiện trên các lồng bè) để triển khai sơ tán dân trên các lồng bè và các khu vực sung yếu trước khi bão đổ bộ. Đặc biệt kiểm tra liên tục các hồ các cầu, ngầm tràn thường xuyên bị ngật lụt, cấc hồ đập phải điều tiết nước hợp lý khi có mưa to đến rất to.

Chú ý nguy cơ rất cao về lũ, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng diện rộng. Bảo vệ công trình đê điều, hồ chứa; có phương án xả lũ an toàn, kết hợp tích nước các hồ còn thiếu nước. Rà soát, kiên quyết tạm dừng các công trường đang thi công, nhất là vùng ven biển, trên cao, ven sông suối trong thời gian ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão, mưa lũ.

Thùy Trang