Theo ghi nhận, vào giờ cao điểm sáng 8/11, tại ga Thương Đình không xảy ra tình trạng đông đúc, chen lấn, hành khách đi tàu thuận lợi. Trái ngược với hình ảnh tắc đường bên dưới tàu đường sắt Cát Linh – Hà Đông vẫn băng băng chở hàng trăm hành khách. Chia sẻ với PV, anh Nguyễn Văn Tọng trú tại phố Xốm (Hà Đông) cho biết: “ Sau 2 ngày đầu trải nghiệm, tôi đã yêu thích và lựa chọn tàu là phương tiện chính để đi làm. Trước đây, nếu đi xe máy tôi mất gần 1 tiếng đồng hồ vào giờ cao điểm, để đến công ty ở quận Đống Đa, tuy nhiên, nếu đi bằng tàu điện tôi chỉ mất 24 phút. Tôi mong, các ga đều có chỗ để xe để người dân thuận tiện hơn trong việc đi tàu". Ngay tầng 1 tại ga Cát Linh do lượng hành khách di chuyển khá lớn trong 2 ngày qua, tại ga đã sử dụng các hàng rào giãn cách để vừa phòng chống dịch bệnh Covid-19 vừa đảm bảo cho hành khách có trải nghiệm tốt nhất khi đi tàu. Người dân buộc phải quét mã QR trước khi lên tầng 2 mua vé. Tuy nhiên, một số người chưa biết cách quét mã, cũng phải khai báo bằng giấy đảm bảo nguyên tắc 5K của Bộ Y tế. Ngoài ra, tại các khu cầu thangđều có nhân viên kiểm tra nhiệt độ cho từng hành khách. Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch, một số cầu thang cũng bị rào giãn cách để nhân viên dễ dàng kiểm soát hành khách đi lại tại ga. Tại các cột trụ ở ga đều được gián những tờ cảnh báo, nếu hành khách vi phạm các nguyên tắc phòng, chống dịch phải gọi ngay đến đường giây nóng để báo cáo. Nhân viên tại ga đều được BQL dự án đều phải đeo kính chắn bọt đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19. Nhiều hành khách chưa biết cách sử dụng vé, đều được nhân viên hỗ trợ. Song, lượng khách ngày đầu tuần đã hạ nhiệt so với hai ngày trước đó. Nhiều ga chỉ có 5-10 lượt hành khách/ chuyến tàu điện.
Lê Khánh