Bí ẩn vụ tàu ngầm 3 tỷ USD của Mỹ đâm vào núi chìm dưới đại dương
Bất chấp những công nghệ phức tạp, tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Seawolf của Hải quân Mỹ đã lao vào một ngọn núi dưới đáy Thái Bình Dương.
Tàu ngầm USS Connecticut là một trong ba tàu ngầm hạt nhân lớp Seawolf trị giá 3 tỷ USD thuộc hạm đội Hải quân Mỹ, sở hữu tốc độ khủng và được trang bị những công nghệ hiện đại nhất.
Tàu Connecticut hiện đang đóng tại một căn cứ Hải quân Mỹ trên đảo Guam ở Thái Bình Dương, cách Biển Đông hơn 1.800 dặm (2.900 km) về phía DDông.
Các điều tra viên của Hải quân Mỹ kết luận, tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut đã va vào một núi ngầm dưới Thái Bình Dương ngày 2/10, khiến 11 thủy thủ bị thương. Con tàu cũng bị hư hỏng và phải di chuyển trong tình trạng nổi suốt 1 tuần để đến được đảo Guam.
Vụ va chạm đã xảy ra như thế nào?
Môi trường dưới đáy đại dương luôn tiềm tàng nguy hiểm và không thể lường trước, ngay cả những sai lầm rất nhỏ cũng có thể gây ra hậu quả cực lớn.
Ở một độ sâu nhất định dưới đáy biển, hệ thống GPS sẽ không thể hoạt động. Các tàu ngầm thường sẽ sử dụng la bàn và biểu đồ của họ. Các biểu đồ chính xác (với độ phân giải 100 mét) của đáy biển được tổng hợp bằng cách gửi các tàu mặt nước qua một khu vực và định vị bằng sóng âm - một phương pháp gọi là Sonar đa tia.
Tuy nhiên, quá trình này tốn khá nhiều chi phí và thời gian, khiến 80% diện tích đáy biển của Trái đất hiện vẫn chưa được lập bản đồ.
Theo giáo sư Địa-Vật lý David Sandwell thuộc Viện Hải dương học Scripps tại California, ở khu vực Biển Đông sầm uất, nơi 1/3 tàu thương mại hàng hải của thế giới qua lại hàng năm, chưa đến 50% diện tích đáy biển được lập bản đồ.
“Không ngạc nhiên nếu tàu của bạn đâm phải một thứ gì đó”, ông Sandwell nhấn mạnh.
Hải quân Mỹ vẫn chưa cung cấp vị trí chính xác nơi tàu Connecticut đã va chạm. Hayley Sims, người phát ngôn của Hạm đội 7 cho biết: “Cuộc điều tra xác định USS Connecticut mắc kẹt vào một ngọn núi ngầm khi hoạt động ở vùng biển quốc tế thuộc khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”.
Giáo sư Sandwell đã sử dụng một phương pháp được gọi là phân loại trọng lực theo chiều dọc - lấy các phép đo độ cao vệ tinh về trường hấp dẫn của Trái đất và đặt lên bản đồ của đáy Biển Đông để thu hẹp khu vực va chạm. Kết quả, ông đã xác định 27 địa điểm mà Connecticut có thể đã va chạm: “Đây là những nơi mà lực hấp dẫn dự đoán có khoảng không gian nông hơn 400 mét xung quanh độ sâu nơi tàu ngầm có thể đi vào”.
Các tàu ngầm lớp Seawolf của Hải quân Mỹ có độ sâu tối đa hơn 243 mét, mặc dù một số chuyên gia cho rằng độ sâu tối đa thực tế của chúng khoảng gấp đôi.
Hầu hết tàu ngầm đều có Sonar riêng, tuy nhiên việc sử dụng Sonar để định vị sẽ phải trả giá đắt - đó chính là mất khả năng tàng hình. Đối với Shugart - thủy thủ 11 năm kinh nghiệm hoạt động trong tàu ngầm Mỹ, Sonar là cách duy nhất để định vị đáy biển, nhưng chắc chắn chúng sẽ tạo ra nhiều âm thanh hơn mức cần thiết.
Tuần trước, Hải quân Mỹ đã đưa ra thông báo rằng, sự cố va chạm của tàu ngầm USS Connecticut vốn hoàn toàn có thể tránh được.
Theo Phó Đô đốc Karl Thomas, chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ: “Nhận định đúng đắn, ra quyết định thận trọng và tuân thủ các quy trình bắt buộc trong lập kế hoạch điều hướng, thực hiện nhóm giám sát và quản lý rủi ro có thể đã giúp ngăn chặn sự cố”.
Những cuộc thăm dò cho thấy, các chỉ huy lẽ ra phải biết về ngọn núi dưới biển, một mối nguy hiểm về hàng hải trong khu vực dựa trên các biểu đồ khác mà họ sở hữu.
Sau vụ va chạm, vào ngày 4/11, Phó Đô đốc Thomas đã cho giải ngũ ba chỉ huy cấp cao của tàu ngầm USS Connecticut. Họ bao gồm sĩ quan chỉ huy - Thiếu tá Cameron Aljilani, sĩ quan điều hành - Trung úy Patrick Cashin và kỹ thuật viên trưởng Sonar Cory Rodgers.
Điều gì khiến USS Connecticut trở nên đặc biệt?
Connecticut là một trong ba tàu ngầm lớp Seawolf trong hạm đội Hải quân Mỹ, mỗi chiếc tốn khoảng 3 tỷ USD để đóng. Con tàu nặng 9.300 tấn, cao 353 foot (107 mét), được đưa vào hoạt động từ năm 1998 và có 140 thủy thủ.
Giống như tất cả các tàu ngầm tấn công hiện đại của Hải quân Mỹ, Connecticut được trang bị một lò phản ứng hạt nhân, cho phép tàu di chuyển với tốc độ cao nhưng không gây ra tiếng ồn do động cơ đốt trong tạo ra. Năng lượng hạt nhân cho phép những tàu ngầm như vậy có thể hoạt động cả trên biển và dưới nước miễn là có đủ điều kiện cho thủy thủ đoàn.
Hải quân không đưa ra con số chính xác khi công bố khả năng của tàu ngầm, nhưng các chuyên gia cho rằng lớp Seawolf rất đặc biệt.
Alessio Patalano, Giáo sư chiến tranh và chiến lược tại King's College ở London, cho biết: “Những tàu ngầm này có một số tính năng hiện đại - thực tế là tiên tiến nhất dưới nước”.
Connecticut được miêu tả “đặc biệt yên tĩnh, nhanh chóng, vũ trang tốt và được trang bị các cảm biến tiên tiến”. Khả năng di chuyển của con tàu nhanh hơn 28 dặm/giờ (tương đương 46,3 km/giờ) dưới nước. Tốc độ này nhanh hơn so với các tàu chở hàng hoặc container trung bình trên mặt biển và gần như nhanh bằng các tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ.
Theo thông tin của Hải quân Mỹ, do kích cỡ lớn hơn cả tàu ngầm tấn công lớp Virginia mới nhất, tàu Connecticut có thể mang nhiều vũ khí hơn các tàu ngầm tấn công khác của Mỹ - lên tới 50 ngư lôi cũng như tên lửa hành trình Tomahawk.
Nhà sản xuất General Dynamics Electric Boat cho biết: “Thiết kế mạnh mẽ của lớp Seawolf cho phép các tàu ngầm này thực hiện nhiều nhiệm vụ quân sự quan trọng ở khắp hành tinh - từ bên dưới đỉnh Bắc Cực đến các vùng ven biển ở bất kỳ đâu trên thế giới”.
Lịch sử các vụ va chạm tàu ngầm
USS Connecticut không phải là tàu khu trục đầu tiên của Hải quân Mỹ xảy ra va chạm dưới biển. Trong vòng bốn năm qua, quốc gia này đã đối mặt nhiều vụ tai nạn, dẫn đến sự mất mát của ít nhất 17 thủy thủ và hàng tỷ USD tài sản.
Ngày 8/1/2005, tàu USS San Francisco, một tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles đã đâm vào một vỉa hè cách đảo Guam ở Thái Bình Dương khoảng 350 dặm (563 km) về phía Nam. Vụ va chạm khiến một thủy thủ thiệt mạng và 97 người khác trong số 137 thủy thủ đoàn bị thương.
Một cuộc điều tra của Hải quân Mỹ kết luận rằng, tàu San Francisco đang di chuyển với tốc độ tối đa ở độ sâu 525 feet (160 mét) khi đâm vào vỉa hè, không có trên biểu đồ mà các chỉ huy của tàu đang sử dụng vào thời điểm đó.
Các sự cố khác tuy ít nghiêm trọng hơn nhưng cho thấy những khó khăn trong việc điều động tàu ngầm ngay cả ở những vùng biển quen thuộc.
Ví dụ, vào tháng 11/2015, tàu USS Georgia, một tàu ngầm tên lửa dẫn đường lớp Ohio, đã va vào một phao kênh khi đang quay trở lại cảng ở Vịnh Kings, Georgia. Chiếc tàu nặng 18.000 tấn, dài 560 foot (170 mét) chịu thiệt hại hơn 1 triệu USD và thuyền trưởng của tàu cũng đã bị sa thải.
Năm 2003, tàu USS Hartford mắc cạn khi đang tiến vào một căn cứ của NATO ở Tây Ban Nha, kéo theo đó là một hóa đơn sửa chữa trị giá 9 triệu USD, đương nhiên chỉ huy tàu đã bị sa thải.
Bất chấp những sự cố đó, Shugart, cựu chỉ huy trưởng Hải quân Mỹ, vẫn bảo vệ kỷ lục của lực lượng này dưới biển. Ông nói: “Chúng tôi có nhiều tàu ngầm hơn, dành nhiều thời gian trên biển hơn, đi chặng đường xa hơn và hoạt động với tốc độ cao hơn bất kỳ tàu ngầm nào khác”.