Phát hiện hóa thạch loài cuốn chiếu dài bằng một chiếc ô tô
Giới chuyên gia vừa tìm thấy những hiện vật còn sót lại về những cá thể cuốn chiếu khổng lồ dài bằng một chiếc ô tô và nặng 50 kg, từng bị săn đuổi khắp miền Bắc nước Anh, với niên đại khoảng 326 triệu năm về trước.
Hóa thạch lớn nhất của loài chân khớp khổng lồ được" tìm thấy trên bãi biển Northumberland ở Howick, sau khi một mảnh hoá thạch rơi xuống từ vách núi gần bờ cát, thu hút sự chú ý của một nghiên cứu sinh chuyên về khảo cổ và sinh vật cổ đại.
Lý giải nguyên nhân đạt được kích thước lớn như vậy, loài cuốn chiếu được gọi là Arthropleura, phải tìm ra chế độ ăn thực vật giàu dinh dưỡng và thậm chí có thể từng là một nhánh chân khớp ăn thịt, bao gồm các loài động vật không xương sống khác hoặc động vật lưỡng cư nhỏ.
Mẫu vật được tạo thành từ nhiều đoạn xương ngoài khớp nối, tương đối giống với loài cuốn chiếu thời hiện đại khi xét về mặt hình thức. Đây là hóa thạch thứ ba được phát hiện và cũng là hóa thạch có niên đại lâu đời nhất, cũng như mang kích thước vượt trội nhất.
Các chuyên gia tin rằng hiện vật cổ đại được bảo quản suốt bấy lâu nay bởi cát, là một phần của bộ xương ngoài của sinh vật nhiều chân này.
Đoạn xương dài khoảng 75 cm, khiến các nhà khoa học tin rằng toàn bộ cơ thể của nó có thể dài khoảng 2,7 m và nặng 50 kg. Phần còn lại của sinh vật này có niên đại từ thời kỳ Carboniferous, hơn 100 năm trước khi kỷ nguyên khủng long thống trị Trái đất. Vào thời điểm đó, Vương quốc Anh nằm gần đường Xích Đạo với khí hậu ấm áp.
Vào tháng 1/2018, một cựu nghiên cứu sinh đang đi bộ dọc bờ biển đã phát hiện cá thể cuốn chiếu trên nằm trong một khối sa thạch lớn rơi xuống từ vách đá.
Tiến sĩ Neil Davies, thuộc Đại học Cambridge và là tác giả chính của bài báo về chủ đề hóa thạch, cho biết: "Đây một phát hiện hoàn hảo. Cách tảng đá rơi xuống, để lộ ra một sự hoàn mỹ ẩn giấu bên trong suốt mấy trăm triệu năm trước. May mắn thay, một trong những nghiên cứu sinh cũ của chúng tôi đã tình cờ phát hiện ra khi đi ngang qua.
Loài sinh vật cổ đại này sinh sống quanh khu vực Xích Đạo trong khoảng 45 triệu năm trước khi chính thức tuyệt chủng. Nguyên nhân có thể tới từ sự nóng lên toàn cầu khiến khí hậu quá khô hạn đối với chúng, hoặc do sự gia tăng của các loài bò sát, chủng loài nhanh chóng đứng đầu chuỗi thức ăn lúc bấy giờ.