'Muôn hình vạn trạng' tình huống được phản ánh qua đường dây nóng Bộ Y tế
Kể từ khi được kích hoạt cho tới nay, đường dây nóng 19009095 của Bộ Y tế đã tiếp nhận và giải đáp hàng loạt vấn đề của người dân. Tổng đài hoạt động 24/24 giờ. Hiện nay các cuộc gọi đến đường dây nóng của Bộ Y tế đều miễn phí. Người dân có bất kì thắc mắc hay phản ánh liên quan tới ngành y, dịch Covid-19 hay tiêm chủng để có thể liên hệ tới hotline trên. Rất nhiều tình huống, vấn đề đã được người dân khắp cả nước gọi điện, phản ánh.
Chuyện người dân TP HCM muốn điều trị tại nhà trong dịch COVID 19
Bác sĩ Hà Minh Đức chia sẻ câu chuyện về dịch bệnh Covid-19 và cho rằng chưa bao giờ người dân phải chịu u ám khi chứng kiến cảnh tượng khi cách ly. Giá trị của thông tin liên lạc trong đại dịch là vô cùng lớn. Thông tin để giúp đỡ người bệnh. Bên cạnh đường dây nóng, mạng lưới thầy thuốc đồng hành đã được xây dựng ở một số nơi.
Bác sĩ Lê Thị Nga tại Trạm Y tế lưu động phường Nguyễn Đình Chiểu, quận Thủ Đức cầm trong tay chiếc điện thoại luôn nóng bởi các bệnh nhân Covid-19 gọi đến trạm y tế lưu động. Ở đâu bệnh nhân cần, ở đó có y bác sĩ. Theo thông tin từ đường dây nóng, bác sĩ lên đường đến khám cho gia đình có F0 điều trị tại nhà.
Có những bệnh nhân tương đối nặng, ho có sốt, có bệnh nền, các bác sĩ vận động bệnh nhân chuyển tới bệnh viện để được khám chữa đầy đủ.
Anh Trần Mạnh (Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết: “Khi mình là bệnh nhân thì lo lắng, qua gọi điện đường dây nóng thì anh Phùng, chị Nga bác sĩ đến động viên, đưa ra hướng dẫn điều trị tại nhà”.
Với số lượng lớn F0 điều trị tại nhà, đường dây nóng tại các trạm y tế phường, trạm y tế lưu động giúp đảm bảo kết nối thông tin kịp thời, F0 có thể kết nối kịp thời, kịp can thiệp.
Những vấn đề phản ánh khác
Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế: Anh Túy bị gãy xương đùi đến Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị, bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy bảo anh Túy có tiền sử bệnh nên không phẫu thuật được, vì phẫu thuật máu không đông, nên bác sĩ khuyên để vậy khoan mũi tiêm; kéo tạ và cho bệnh nhân về Bệnh viện Bà Rịa - Vũng Tàu để điều trị.
Ngày 29/4/2021 bệnh nhân về Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bà Rịa điều trị, bác sỹ truyền thuốc giảm đau và nói bệnh viện không có khung kéo tạ, gia đình tự tìm khung, chị Anh đã đến Bệnh viện Chợ Rẫy mượn khung kéo tạ về thì bác sĩ Phúc và bác sỹ Sở tư vấn không nên kéo tạ. Chị Anh không hài lòng và yêu cầu bệnh viện kiểm tra, cho chị câu trả lời thỏa đáng. Sau khi nhận được phản ánh của chị Anh từ đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Lãnh đạo Bệnh viện Bà Rịa đã chỉ đạo các khoa, phòng liên quan nhanh chóng xác minh, làm rõ sự việc, nếu đúng như phản ánh thì phải có văn bản giải trình trước Ban Giám đốc và giải thích rõ ràng với người dân.
Năm 2021 chị Vân ở Lai Châu gửi phản ánh đến đường dây nóng của Bộ Y tế: Chồng chị đã phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, chị đến chăm bệnh thì bệnh viện không cho vào với lý do chị đến từ tỉnh Yên Bái nên không đồng ý cho chị vào. Chị không hài lòng, chị yêu cầu bệnh viện kiểm tra lại và cho chị lời giải thích rõ ràng.
Sau khi nhận được phản ánh của chị Vân từ đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo các Khoa, phòng liên quan nhanh chóng xác minh, làm rõ sự việc, nếu đúng như phản ánh thì phải có văn bản giải trình trước Ban Giám đốc và giải thích rõ ràng với người dân. Qua sự việc trên bệnh viện đã ghi nhận những góp ý của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, đồng thời sẽ nâng cao hơn chất lượng công việc chữa bệnh để người bệnh cùng hài lòng khi đến khám và điều trị tại Bệnh viện.
Đường dây nóng của Bộ Y tế không chỉ cung cấp thông tin kịp thời đến người dân mà còn góp phần giải đáp những thắc mắc và mong muốn hợp lý khi người dân phản ánh.
Khuyến cáo từ bác sĩ Trần Thái Sơn – bệnh viện Bạch Mai: người dân có bất kì vấn đề gì gọi đến để có được thông tin chính xác, trung thực, khi có bất kì dấu hiệu gì nhớ đến 19009095 để được hỗ trợ kịp thời.