Covid-19 không cản được đà tăng bất động sản

H.Hưng – N.Anh 25/12/2021 06:30

Bất chấp dịch bệnh, bất động sản nhà ở vẫn có chiều hướng gia tăng tại nhiều khu vực, đặc biệt là các tỉnh thành phố lớn. Tính chung năm 2021, giá trị bất động sản tăng xấp xỉ từ 30-40% ở hầu hết các phân khúc. Giới chuyên gia nhận định, năm 2022, bất động sản vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn.

Thị trường đóng băng, giá vẫn tăng cao

Ðại dịch Covid -19 đã ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế, trong đó có thị trường bất động sản (BÐS). Số liệu thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, 9 tháng năm 2021, cả nước có 201 dự án nhà ở thương mại với 84.544 căn được cấp phép. Trong khi đó, 9 tháng năm 2020, con số này hơn gấp ba, đạt 676 dự án với 216.302 nhà ở thương mại được cấp phép. Số liệu trên cho thấy, thị trường BÐS đang có điểm nghẽn khiến nguồn cung hạn chế. Tuy nhiên, những khó khăn, tiêu cực mà dịch bệnh gây ra vẫn không thể cản sức tăng giá của thị trường này. Theo khảo sát của Savills Việt Nam, năm 2021, giá trị BÐS tăng xấp xỉ từ 30-40% ở hầu hết các phân khúc nhà ở.

Tại phân khúc chung cư ở khu vực Hà Nội, giá tăng mạnh nhất tại khu vực phía Ðông thành phố, ở mức 37-48 triệu đồng/m2, giá chung cư tại các quận nội thành cũng giao dịch trong khoảng 39-40 triệu đồng/m2. Một số dự án nằm trên đường Trần Hữu Dực đã tăng từ 1-2 triệu đồng/m2, dự án The Zei trên đường Lê Ðức Thọ tăng 2 - 3 triệu đồng/m2. Các dự án bình dân hơn tại Linh Ðàm (Hoàng Mai), Văn Quán (Hà Ðông), Nguyễn Cơ Thạch (Nam Từ Liêm) cũng tăng từ 1-2 triệu đồng/m2…

Ông Nguyễn Anh Ðức, Công ty BÐS ABLand cho biết, sở dĩ giá chung cư tại Hà Nội tăng là do nhu cầu ở thực của người dân tăng lên. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia nhận định, khoảng 1-2 năm nữa, chung cư sẽ thiết lập mặt bằng giá cao hơn, bởi các dự án đang xây dựng dở dang trong năm 2021 bị đội chi phí xây dựng lên 25-30% vì giá nguyên vật liệu tăng. Ðặc biệt, quỹ đất tại các quận nội thành gần như không còn, sự dịch chuyển bắt đầu xa trung tâm hơn từ 20 km trở lên.

Một số chuyên gia lĩnh vực BÐS cũng đánh giá, nguồn cung căn hộ thấp, cơ sở hạ tầng nâng cấp cùng với việc giá thép, xi măng vừa qua tăng đẩy giá bán căn hộ sơ cấp liên tục tăng. Ðiều này dẫn đến việc tăng giá các căn hộ cũ.

Bước sang năm 2022, giới chuyên gia kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ có sự bùng nổ.

Năm 2022, thị trường có thể “bật lò xo”

Theo các chuyên gia kinh tế, nãm 2022-2023, việc kiểm soát dịch bệnh của các nước trên thế giới và Việt Nam cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế còn khó khăn, do đó, thị trường BÐS vẫn bị ảnh hưởng nhiều, điểm mạnh của thị trường này là, trải qua 4 đợt dịch bệnh, BÐS đã tạo được “kháng thể” để bật lò xo.

Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT đưa ra nhận định: Thị trường BÐS, nhà ở phục hồi từ năm 2022 dựa trên 3 yếu tố: nguồn cầu được thúc đẩy mạnh mẽ bởi thị trường phục hồi trong năm 2022; lãi suất vay mua nhà thấp củng cố quyết định mua nhà; nguồn cung mới hồi phục ấn tượng nhờ nới lỏng pháp lý.

Về dài hạn, việc thúc đẩy đầu tư công, đặc biệt phát triển cơ sở hạ tầng có tác động trực tiếp tới thị trường BÐS, sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính của BÐS trong các năm tới.

Cẩn trọng việc trục lợi từ đấu giá đất

Giới chuyên gia cho biết, giao dịch thực ở quý cuối năm nay đang có dấu hiệu tăng. Nguyên do là thói quen sở hữu nhà của người dân thường được đẩy lên vào trước thời điểm Tết Nguyên đán. Tuy vậy, để BÐS trở lại đà tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều tác động mạnh từ dịch bệnh, Chính phủ sẽ phải nỗ lực mạnh mẽ, có các chính sách ưu tiên và đảm bảo nền kinh tế vận hành một cách trơn tru.

Theo chuyên gia kinh tế Trần Ðình Thiên, BÐS thường có xu hướng phát triển trở lại cùng với sự phục hồi của nền kinh tế. Song song với đó, BÐS thế giới cũng đang có sự phục hồi nhanh, đây cũng là yếu tố có thể giúp thị trường trong nước đi lên.

Nhưng cũng trên thị trường BÐS đang xuất hiện nhiều bất thường. Ngày 11/12/2021, 4 lô đất thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm có tổng diện tích 30.000 m2 đã được UBND TP HCM tổ chức bán đấu giá thành công thu về 37.346 tỷ đồng, vượt xa giá mức khởi điểm 5.300 tỉ.

Ðáng chú ý nhất là cuộc trả giá căng thẳng cho lô đất 3-12 có diện tích 10.059m2. Từ mức khởi điểm 2.942 tỷ đồng, sau 70 lần trả giá một DN đã sở hữu khu đất này với mức giá 24.500 tỷ đồng. Tính ra, mỗi mét vuông của lô đất có giá lên đến hơn 2,4 tỷ đồng.

Chia sẻ với báo chí, ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch Công ty Sohovietnam cho rằng, mức giá mà DN trúng có thể là tham chiếu quan trọng để chủ đầu tư các dự án BÐS ở TP HCM định vị lại giá bán và dẫn đến mặt bằng giá BÐS cao hơn, ngoài ra, còn để cho các cơ quan nhà nước xác định giá trị đất đai khi tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Khi đó, chủ đầu tư các dự án BÐS mới tạm ứng tiền sử dụng đất đã bán, còn những dự án chưa tính tiền sử dụng đất sẽ trong tình thế “ngồi trên lửa” vì rất có thể, số tiền sử dụng đất họ phải nộp vượt xa tính toán ban đầu.

Song giới chuyên gia mong muốn, cần phải tìm được câu trả lời chính xác cho những vụ đấu giá đất khủng tại Thủ Thiêm. Việc giá đất Thủ Thiêm trúng đấu giá quá cao, về cơ bản, sẽ làm cho mặt bằng giá BÐS tăng, từ đó tác động đến tâm lý đầu cơ và đầu tư đất của nhiều người. Như vậy thị trường BÐS rất khó kiểm soát.

Một số chuyên gia lĩnh vực BÐS cũng đánh giá, nguồn cung căn hộ thấp, cơ sở hạ tầng nâng cấp cùng với việc giá thép, xi măng vừa qua tăng đẩy giá bán căn hộ sơ cấp liên tục tăng. Ðiều này dẫn đến việc tăng giá các căn hộ cũ.

H.Hưng – N.Anh