Bộ VHTTDL: Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật cho cộng đồng doanh nghiệp hoạt động thể thao
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Quyết định 3114/QĐ-BVHTTDL ngày 7/12/2021 về việc ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2022.
Trong đó, chính sách, pháp luật về báo chí, xuất bản, quảng cáo, thư viện, thể dục thể thao là những lĩnh vực có sự giao thoa với nhiều ngành, đặc biệt là doanh nghiệp ngành thông tin, truyền thông trong việc giới thiệu, quảng bá những sản phẩm văn hóa đến với đông đảo quần chúng nhân dân nhằm nâng cao trình độ nhận thức, sự hiểu biết, nhu cầu tiếp cận thông tin cũng như nâng cao sức khỏe, thể trạng của mỗi cá nhân.
Về những chính sách pháp luật cụ thể, có thể thấy thời gian qua nhiều chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp về báo chí, xuất bản, quảng cáo, thư viện, thể dục thể thao đã được ban hành, tiêu biểu như: Luật Báo chí; Luật Xuất bản; Luật Thể dục, thể thao; Luật Quảng cáo; Luật Thư viện.
Bên cạnh đó là các chính sách, chiến lược của Chính phủ như: Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03/12/ 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2020, Quyết định số 115/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 581/QĐ-TTg, ngày 6/5/2009 của Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020, Quyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng 2030; Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025; Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa; Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo…
Trong bài báo cáo kết quả chương trình phối hợp giữa Bộ VHTTDL và Tổng LĐLĐ Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021, hai bên đã phối hợp cùng xây dựng kế hoạch tuyên truyền theo từng chủ đề, hình thức chuyển tải khác nhau như: “Ứng xử văn hóa - Chìa khóa vạn năng”; “Sống thử - Hậu quả thật”, “Khỏe để góp phần nâng cao năng suất lao động”;... biên soạn và phát hành trên 3 triệu tài liệu nội dung về xây dựng nếp sống văn hóa, tổ chức 3.676 cuộc nói chuyện chuyên đề “Xây dựng đời sống văn hóa” tới hàng triệu lượt CC, VC, CNLĐ trong cả nước lồng ghép với việc triển khai phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Tổ chức 43 cuộc tập huấn cho 3.550 cán bộ công đoàn từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, trong đó 10 cuộc tập huấn về kỹ năng tổ chức các hoạt động văn hóa cho 1.170 cán bộ công đoàn; 10 cuộc tập huấn về kiến thức pháp luật cho 1.160 cán bộ công đoàn; 3 cuộc tập huấn kiến thức về giới cho 220 cán bộ công đoàn; 20 cuộc tập huấn về đời sống văn hóa cho trên 2.000 cán bộ công đoàn, các cấp công đoàn đã tổ chức tập huấn cho 45.165 cán bộ công đoàn cơ sở. Từ nội dung tập huấn, kết quả nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội của đội ngũ công chức, viên chức, công nhân lao động được nâng lên văn minh, tiến bộ hơn.
Bên cạnh đó, nó tạo động lực cho cá nhân và tổ chức tham gia hoạt động đổi mới, sáng tạo, tạo ra tài sản trí tuệ, bởi vì họ sẽ được hưởng lợi và vinh danh từ những sáng tạo của mình, khích lệ các doanh nghiệp và trung gian tài chính đầu tư, tài trợ cho việc nghiên cứu, phát triển, thương mại các sản phẩm và dịch vụ trong CNST, tạo ra thị trường cạnh tranh lành mạnh và khuyến khích tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ CNST, tạo điều kiện để kết nối thị trường trong nước với các quốc gia và khu vực mậu dịch mà việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được coi trọng.
Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thiết chế văn hoá thể thao cơ sở; Vận động các cơ sở xây dựng các thiết chế Văn hóa - Thông tin - Thể thao cơ sở như: Nhà văn hóa, Câu lạc bộ văn hóa - thể thao, thư viện, phòng đọc, phòng truyền thống, phòng tập, sân tập thể dục thể thao ngoài trời, bảng tin...
Đồng thời vận dụng điều kiện cơ sở vật chất và chuyên môn sẵn có tại các địa phương để phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao của công nhân, viên chức, lao động, đặc biệt là những nơi có các khu công nghiệp, khu chế xuất và nơi có đông công nhân lao động sinh sống.