Giá căn hộ triệu đô ở Việt Nam, tại sao không?
Việc chi trả hàng triệu đô để mua một căn hộ siêu sang nhằm khẳng định địa vị, sự giàu sang, và “khẩu vị khác biệt” của giới thượng lưu đã không còn quá xa lạ trên thế giới. Mức độ bạo chi ngày càng “gây sốc” khi không thể định giá được đâu là giới hạn giá bán cho một căn hộ hàng hiệu.
Đã không còn xa lạ, trên thế giới hàng chục năm về trước, thị trường địa ốc không khỏi “giật mình” với những thống kê điểm mặt về mức giá của những căn hộ cao cấp đắt nhất thế giới. Cụ thể ra mắt năm 2014, căn hộ Sky trong tòa tháp Tour Odeon ở Monaco – một trong những tòa nhà cao nhất vùng Địa Trung Hải được bán với giá 400 triệu USD (tương đương 9.592 tỷ VNĐ). Nằm giữa tầng không của tòa tháp, chủ sở hữu căn hộ có thể nhìn bao quát toàn bộ cảnh biển lãng mạn cũng như toàn bộ khu đô thị Monaco lộng lẫy ở độ cao 170m so với mực nước biển. Căn hộ được mô tả với những mỹ từ xa hoa lộng lẫy nhất từ thiết kế kiến trúc đến đồ nội thất cùng những dịch vụ đẳng cấp siêu đắt đỏ.
Cùng thời điểm này, ở Knightsbridge, London căn hộ One Hyde Park được bán đắt nhất nước Anh với giá khoảng 227 triệu USD (tầm 4,948 tỷ VND/ diện tích 1.580m2). Hay căn hộ tại tòa tháp ở Soth Bank, London được bán với giá 90 triệu đô (xấp xỉ 2.062 tỷ VNĐ).
Tại NewYork, căn hộ tại tòa nhà City Spire có diện tích 475m2, xây 6 phòng ngủ, 9 phòng tắm, một phòng giải trí, một phòng ăn 20 người…được bán với giá 2,180 tỷ VND.
Năm 2020 tại tòa tháp 98 tầng Central Park Tower nằm tại một con phố đắt giá nhất ở Manhattan, miền đất hứa của nhiều tỷ phú. Một căn dinh thự kiểu mẫu nằm tại tầng 43 của tòa nhà được giới thiệu ra thị trường có giá 17,5 triệu USD. Nhưng nhà phát triển tòa nhà siêu đắt này cho biết đây chưa phải là căn hộ đắt nhất của dự án, một căn 2 ngủ khác trong Central Park Tower giá là 6,9 triệu USD và căn đắt nhất có diện tích 650m2 có giá lên tới 63 triệu USD.
Đầu năm 2021 vừa qua, một căn hộ tại Hong Kong đã được bán với giá 640 triệu đô la Hong Kong tương đương với 82,2 triệu đô la Mỹ và trở thành căn hộ được bán đắt nhất châu Á trên mỗi foot vuông (tính theo đơn vị tính của Hong Kong). Căn hộ này nằm tại The Peak trong khu Mount Nhicholson là dự án cao cấp mang tính biểu tượng nhất của Hong Kong, tổng diện tích của căn hộ là 442m2 tương đương khoảng 195.000 USD mỗi m2. Nhân vật siêu giàu này đã mua thêm một căn hộ liền kề tại đây và chi trả số tiền hơn 1,2 tỷ đô la Hong Kong để được sở hữu.
Hong Kong vốn là khu vực đắt đỏ nhất thế giới. Theo Colliers Internationnal tổng giao dịch 12 tháng tính đến tháng 6 năm 2021 của phân khúc này đạt 12,8 tỷ đô la HongKong, cao gấp đôi so với 1 năm trước.
Hay tại Singapore năm 2019 một tỷ phú công nghệ - chủ tập đoàn Dyson đã lập kỷ lục tại quốc gia đắt đỏ bậc nhất khu vực Châu Á khi chi 54 triệu USD để mua căn hộ penhouse, tại toà nhà Guoco thuộc khu đô thị Vallich, quận Tanjong Pagar ngay sát cạnh khu trung tâm thương mại sầm uất của Singapore.
Căn hộ hàng hiệu giá triệu đô ở Việt Nam, tại sao không?
Đâu sẽ là giới hạn, thước đo cho một giá trị bất động sản hàng hiệu đúng nghĩa? Trong khi quỹ đất tại các thành phố trung tâm, đặc biệt khu đô thị được định hướng quy hoạch trở thành trung tâm tài chính, kinh tế của một quốc gia, một thủ đô, thành phố lớn trên thế giới ngày càng khan hiếm. Ngay tại Việt Nam, thủ đô Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh, những quỹ “đất vàng” vị trí đắc địa, lại còn là quỹ đất “sạch” như tại Thủ Thiêm có lẽ là cực hiếm.
Mặt khác xu thế số lượng người giàu và siêu giàu đang ngày càng tăng lên nhanh chóng không chỉ trên thế giới mà ngay tại Việt Nam. Cùng sự gia tăng đó, những giá trị sống mới được định danh cho một đẳng cấp sống, phẩm vị hoàn toàn khác. Đối với tầng lớp thượng lưu, những tỷ phú, các tài phiệt giàu có thì tiền đã không còn là thước đo duy nhất.
Nhìn lại thương vụ đấu giá đang làm thị trường, dư luận Việt Nam “dậy sóng” tại khu đất vàng Thủ Thiêm vừa qua, đặc biệt là giá mua lô đất về tay đại gia đình đám Tân Hoàng Minh trị giá 24,5 nghìn tỷ đồng với diện tích hơn 10 nghìn m2 đất đã gây tranh cãi và nhiều luồng phân tích khác nhau. Nhưng càng có những phân tích và so sánh sẽ càng chỉ ra sự “khập khiễng” trong bức tranh bất động sản thế giới với Việt Nam, đặc biệt về việc định giá nhà phân khúc bất động sản cao cấp cho những người giàu và siêu giàu; dường như không có giới hạn nào để định danh được đắt hay rẻ cho một sản phẩm bất động sản thực sự cao cấp xứng tầm.
Theo một nguồn tin hé lộ, sau khi chính thức ký hợp đồng mua bán đất tại Thủ Thiêm, đại gia gây bão thị trường bất động sản - ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh đã bật mí về kế hoạch cho mức giá bán căn hộ tại dự án trên mảnh đất “kim cương” Thủ Thiêm. Sự hé lộ như một lời khẳng định rằng Việt Nam sẽ có căn hộ từ 5 triệu USD trở lên (tương đương với mức giá từ 1 tỷ VND/m2) và ông hoàn toàn có cơ sở để thực hiện điều đó.
Cũng theo nguồn tin, vị đại gia này sẽ không dừng lại ở một mảnh đất kim cương Thủ Thiêm vừa rồi, thị trường sẽ đón nhận thêm một vài “phát súng” nữa vào đầu năm 2022 tới đây từ đế chế bất động sản cao cấp của Tân Hoàng Minh bởi ông có nhiều cơ sở khẳng định thời điểm của bất động sản hàng hiệu Việt Nam đã đến, thời của cơ hội nâng tầm bất động sản và chuẩn mực sống của Việt Nam lên ngang tầm khu vực và thế giới.