Đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn, bản, ấp đặc biệt khó khăn
Ngày 5/4/2022, tại Sóc Trăng, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo: “Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”.
Với mục tiêu “Thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước; đến năm 2025 giảm 50% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn, bản, ấp đặc biệt khó khăn”. Quốc hội đã phê duyệt tổng nguồn vốn hơn 137 ngàn tỷ đồng để thực hiện Chương trình với 10 Dự án thành phần, 14 Tiểu dự án và 36 nội dung đầu tư, hỗ trợ cụ thể trong giai đoạn từ nay đến hết năm 2025.
Để tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc, ngày 30/10/2019, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 65-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới.
Trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV đã chính thức thông qua Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Nghị Quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021-2030, Nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình MTQG DTTS&MN).
Ủy ban Dân tộc phối hợp với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo: “Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”.
Chủ trì Hội thảo là ông Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam; bà Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng,Trưởng ban Dân vận Trung ương.
Đồng chủ trì Hội thảo: Ông Hầu A Lềnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; ông Y Thanh Hà Niê K’đăm, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; ông Lâm Văn Mẫn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Sóc Trăng.
Tham dự Hội thảo còn có các nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; đại diện Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; đại diện các bộ, ban, ngành: Văn phòng Chính phủ, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Văn hóa -Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam; đại diện lãnh đạo, chuyên viên Vụ Dân tộc, Hội đồng Dân tộc Quốc hội; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Đại diện Lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc và các đơn vị có liên quan.
Với mục tiêu “Thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước; đến năm 2025 giảm 50% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn, bản, ấp đặc biệt khó khăn”.
Quốc hội đã phê duyệt tổng nguồn vốn hơn 137 ngàn tỷ đồng để thực hiện Chương trình với 10 Dự án thành phần, 14 Tiểu dự án và 36 nội dung đầu tư, hỗ trợ cụ thể trong giai đoạn từ nay đến hết năm 2025.
Hội thảo đã tập trung thảo luận các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình, xác định rõ những giải pháp đặc thù trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng và các Chương trình MTQG trên địa bàn các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2025 nói chung; công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện; công tác kiểm tra, giám sát; việc lồng ghép nguồn lực của địa phương, đặc biệt là lồng ghép trong việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới và Chương trình MTQG giảm nghèo và an sinh xã hội.
Hội thảo cũng làm rõ bên cạnh việc củng cố hạ tầng thiết yếu thì phát triển kinh tế xã hội ở các tỉnh trong khu vực cần quan tâm nhiều hơn tới việc đẩy mạng việc tổ chức sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị, chăm lo đời sống tinh thần của người dân đi cùng với hỗ trợ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh để đồng bào DTTS vươn lên làm giàu sẽ là những hướng đi cần được quan tâm,…