Bầu trời đêm đang thay đổi: SpaceX và dàn vệ tinh có đang đi đúng hướng?
Bầu trời đêm không chỉ là một không gian văn hóa thiêng liêng mà còn là nó còn cho chúng ta thấy sự biến đổi không ngừng của các dạng vật thể. Tuy nhiên, các nhà thiên văn học tại đây cho biết các vệ tinh Starlink của SpaceX đang thay đổi bầu trời đêm mãi mãi.
Tham vọng to lớn của "tỷ phú công nghệ" và những trở ngại không lường trước
SpaceX của Elon Musk chịu trách nhiệm cho khoảng một phần ba số vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo, nhiều hơn bất kỳ công ty hoặc quốc gia nào khác, bao gồm cả chính phủ Mỹ. Kể từ tháng 5/2019, SapceX đã phóng vào không gian khoảng hơn 2.000 vệ tinh với kế hoạch phóng thêm ít nhất 42.000 vệ tinh có tên Starlink.
Theo công ty, nhiệm vụ của các vệ tinh này là cung cấp internet băng thông tốc độ cao, giá rẻ đến các vùng xa xôi trên toàn cầu. Nhưng tác dụng chưa thấy đâu thì sự hiện diện của quá nhiều vệ tinh đang gây ra báo động.
Kể từ khi các vệ tinh được triển khai, chúng được phóng theo nhóm khoảng 60 vệ tinh, giống như một chuyến tàu hỏa trên bầu trời. Hình ảnh của Hệ Mặt trời được chụp bởi các đài quan sát khoa học cũng bị phá hủy do ô nhiễm ánh sáng mà chúng phát ra.
Sự phát triển của hệ thống Starlink lại khiến các nhà thiên văn học lo lắng. Họ lo sợ rằng những vệ tinh này sẽ gây trở ngại cho việc quan sát các hành tinh.
Ngày 10/2, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã nêu những quan ngại về các kế hoạch của công ty công nghệ vũ trụ SpaceX đưa thêm 30.000 vệ tinh Satrlink lên quỹ đạo Trái Đất.
Trong thư gửi tới Ủy ban thông tin liên lạc liên bang Mỹ (FCC) đầu tuần này, NASA cho rằng kế hoạch của SpaceX có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn, tăng nguy cơ xảy ra va chạm trong quỹ đạo và có thể cản trở các sứ mệnh không gian của NASA phục vụ mục đích khoa học.
Bầu trời đêm đang thay đổi chóng mặt trước mắt chúng ta
Giáo sư Jonti Horner, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Nam Queensland, Úc, cho biết bầu trời đêm đang bị đe dọa. Theo ông, bầu trời đêm có giá trị như một di tích lịch sử thiêng liêng và quý giá nhưng nó lại “không hề có một cơ quan quản lý không gian, không có sự giám sát và không ai thực sự kiểm soát được”.
“Bầu trời đêm đã trải qua nhiều thập kỷ xuống cấp. Tôi lớn lên ở phía bắc nước Anh và bầu trời đêm của tôi màu cam. Thực sự, không có nơi nào ở Anh có bầu trời đêm đẹp như ở Úc hay New Zealand”, ông nói.
Nhiều nhà thiên văn học và các nhà thám hiểm nghiệp dư cũng đã bày tỏ những mối quan tâm tương tự. Có rất nhiều hình ảnh về một bầu trời đêm bị “bốc cháy” bởi các vệ tinh Starlink được họ chia sẻ trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Đặc biệt, ở khu vực bán cầu nam, khi mà mức độ ô nhiễm ánh sáng khá thấp, các vệ tinh Starlink của SpaceX lại càng gây chú ý nhiều hơn, thậm chí, chúng có thể được nhìn thấy bằng mắt thường.
Theo một báo cáo mới đây của CNBC, thiết kế mới có tên DarkSat của SpaceX có thể giảm 55% độ sáng của các vệ tinh. Đến tháng 6 này, tất cả các vụ phóng Starlink của hãng sẽ sử dụng thiết kế VisorSat - về cơ bản, đây là những tấm vật liệu che nắng giúp giảm khả năng phản xạ của vệ tinh.
Hệ thống Starlink hiện tại của SpaceX được cấp phép cho 4.408 vệ tinh, với quỹ đạo khoảng 550 km. Công ty đang xin giấy phép của Ủy ban Truyền thông Liên bang cho hệ thống thứ hai gồm khoảng 30.000 vệ tinh. SpaceX cho biết, họ sẽ phóng những vệ tinh này bằng tàu vũ trụ Starship đang được phát triển.
Hiện tại, dịch vụ mạng Starlink đã có sẵn ở 25 quốc gia với hơn 100.000 người đăng ký.