Nga cảnh báo thảm kịch nếu các nước chuyển vũ khí cho Ukraine
Quan chức Nga cảnh báo việc các nước viện trợ vũ khí cho Ukraine sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng trong bối cảnh chiến sự leo thang.
Ông Volodin cảnh báo, lãnh đạo của các nước trên "đang kéo thế giới vào một thảm họa" bằng cách cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Gần đây, Nga liên tục thông báo phá hủy các kho tập kết vũ khí mà phương Tây cung cấp cho Kiev trong bối cảnh phương Tây tăng cường đưa khí tài hạng nặng hỗ trợ Ukraine đối phó giai đoạn hai chiến dịch quân sự của Nga. Moscow nhiều lần cảnh báo, việc Mỹ và đồng minh cấp vũ khí cho Kiev là hành động nguy hiểm và bất cứ lô vũ khí nào của nước ngoài vào Ukraine cũng trở thành "mục tiêu chính đáng" của lực lượng Nga.
Mỹ và các đồng minh NATO vẫn đang tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine nhằm giúp cản đà tiến công của Nga. Tổng thống Ukraine liên tục kêu gọi viện trợ vũ khí, trong bối cảnh giới chức nước này lo ngại một trận chiến lớn nổ ra ở miền Đông Ukraine.
10 nước châu Âu âm thầm mua khí đốt Nga
Ông Gergely Gulyas, Chánh văn phòng của Thủ tướng Hungary Viktor Orban, hôm 1/5 cho biết, trong khi nhiều nhà lãnh đạo châu Âu công khai tuyên bố sẽ không mua khí đốt của Nga bằng đồng rúp theo yêu cầu của Tổng thống Vladimir Putin, 10 nước Liên minh châu Âu (EU) vẫn âm thầm thực hiện theo yêu cầu này.
Tuy nhiên, lãnh đạo của các nước trên không thừa nhận đã mua khí đốt Nga bằng đồng rúp.
Ông Gulyas nói rằng Hungary đã mở một tài khoản dùng đồng Euro với ngân hàng Gazprombank của Nga. Ngân hàng này sau đó sẽ chuyển các khoản thanh toán thành đồng rúp trước khi chuyển cho các nhà cung cấp ở Nga. Hệ thống này cho phép người mua châu Âu tuân theo yêu cầu của Tổng thống Putin.
Tổng thống Vladimir Putin hồi tháng 3 đã ký sắc lệnh yêu cầu những quốc gia "không thân thiện", chủ yếu là châu Âu, phải thanh toán tiền mua khí đốt Nga bằng đồng rúp, nếu không Moscow buộc phải cắt nguồn cung.
Hiện chưa rõ các nước EU mà ông Guylas đề cập đến là những nước nào. Gazprom, tập đoàn năng lượng khổng lồ của Nga, đã ngừng cung cấp cho Ba Lan và Bulgaria sau khi cả hai đều từ chối thanh toán bằng đồng rúp. Tuy nhiên, theo một báo cáo của Bloomberg tuần trước, 10 trong số các quốc gia thành viên EU đã lập tài khoản tại ngân hàng Gazprombank, và 4 nước đã thanh toán tiền mua khí đốt Nga bằng cách sử dụng cơ chế này.
Do phụ thuộc vào khí đốt Nga, nên Hungary phản đối các lệnh trừng phạt của EU đối với mặt hàng quan trọng này. Ông Gulyas đã nhắc lại cam kết tiếp tục mua khí đốt Nga và phản đối các biện pháp trừng phạt của EU.
Để phản đối chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, Liên minh châu Âu (EU) đã áp 5 gói trừng phạt Moscow và chuẩn bị tung ra gói thứ 6. Tuy nhiên, do phụ thuộc lớn vào nguồn cung năng lượng của Nga nên đến nay châu Âu vẫn chưa thể áp đặt một lệnh cấm vận với dầu mỏ và khí đốt của nước này. Thay vào đó, EU có kế hoạch giảm dần phụ thuộc.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov bác bỏ cáo buộc của phương Tây cho rằng Nga đang "tống tiền" châu Âu khi ngừng cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria, đồng thời cảnh báo Nga có thể cắt nguồn cung khí đốt cho những nước châu Âu khác nếu tiếp tục từ chối thanh toán bằng rúp.