TP HCM tăng học phí với mức thấp nhất của Nghị định 81
Nói đề xuất tăng học phí tăng gấp từ 2 -5 lần trong năm học tới, chiều 19/5, ông Hồ Tấn Minh - Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM khẳng định, mức học phí thành phố đề xuất tăng theo trong năm học 2022-2023 là mức thấp nhất của Nghị định 81 của Chính phủ về lộ trình tăng học phí.
Theo ông Hồ Tấn Minh, Nghị định 86 của Chính phủ đã hết hiệu lực nên thành phố bắt buộc phải thực hiện theo Nghị định 81 của Chính phủ về lộ trình tăng học phí. Điều đáng lưu ý, trong 6 năm qua thành phố không tăng học phí.
Trước đây, TP HCM vẫn thu học phí theo Nghị định 86, thế nhưng Nghị định này đã hết hiệu lực năm 2020. Ngày 27/8/2021 Chính phủ Ban hành Nghị định 81 và bắt đầu thực hiện năm học 2021 - 2022. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tạm thời năm học 2021 – 2022 được sự đồng ý HĐND, UBND thành phố, ngành giáo dục vẫn thu học phí và hỗ trợ học phí theo mức học phí trước đây.
Ông Hồ Tấn Minh giải thích, trong 6 năm liên tục thành phố không tăng học phí và duy trì ở mức thấp nhất. Với kế hoạch thu học phí mức được điều chỉnh theo Nghị định 81 ở mức thấp nhất nhưng vẫn tăng gấp 6 lần ở THCS và 2 lần đối với THPT. Cụ thể, như ở THCS từ 60.000 đồng/ tháng lên 300.000 đồng/tháng.
“Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có văn bản lộ trình miễn giảm học phí cho khối THCS như thế nào nhưng ngành giáo dục thành phố vẫn tiếp tục gửi Tờ trình gửi UBND và HĐND TP HCM miễn giảm học phí cho khối THCS”, ông Hồ Tấn Minh nói.
Liên quan đến những thắc mắc về việc học phí tăng, chất lượng giáo dục có tăng hay không? Ông Hồ Tấn Minh khẳng đinh, học phí chỉ là 1 phần kinh phí rất nhỏ để bù vào các khoảng cho nhà trường tổ chức các hoạt động tăng cường thêm cho học sinh. Hàng năm thành phố có nguồn trên 20% để cung cấp cho ngành ngành giáo dục. Vì vậy, tăng học phí hay không thì chất lượng giáo dục vẫn phải đảm bảo ở mức cao nhất có thể.
Theo dự thảo đề xuất tăng học phí của ngành giáo dục TP HCM, ngoài học sinh ở bậc tiểu học không bị thu học phí, thì học phí của các bậc học khác tại thành phố đều tăng so với mức hiện tại.
Cụ thể, thành phố sẽ thu học phí theo hai nhóm. Nhóm 1 (thành thị) áp dụng cho học sinh ở các quận và thành phố Thủ Đức. Nhóm 2 (nông thôn) dành cho học sinh tại các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.
Trong đó, với các trường học thuộc nhóm 1, thành phố sẽ áp dụng thu mức chung mới là 300.000 đồng/học sinh/tháng. Với nhóm 2 sẽ có ba mức thu, nhà trẻ và mẫu giáo không tăng, vẫn lần lượt là 120.000 đồng/tháng và 100.000 đồng/tháng. Bậc THCS và giáo dục thường xuyên (GDTX) THCS tăng 70.000 đồng lên 100.000 đồng/tháng. Khối THPT và GDTX THPT tăng thêm 100.000 đồng thành 200.000 đồng/tháng.
Như vậy, ở cả hai nhóm, khối THCS và GDTX THCS có mức tăng học phí cao nhất. Trong đó, ở nhóm 1, học sinh sẽ có thể đóng mức học phí mới cao gấp 5 lần mức hiện nay