Câu chuyện những người nông dân khai hoang di sản
Phía trong những bức tường dưới một tầng hầm ở ngoại ô Washington DC được lót bằng bìa album, nhạc cụ châu Phi, có những kệ chứa đầy hàng trăm hộp hạt giống được dán nhãn cẩn thận.
‘Thư viện hạt giống’
Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Bonnetta Adeeb cùng các sinh viên của cô tại Steam Onward - một tổ chức phi lợi nhuận nhằm thu hút những người trẻ phục vụ trong các dự án làm vườn, đang tìm cách hỗ trợ cộng đồng của họ.
Đồng thời, xa hơn về phía bắc ở thành phố Philadelphia, Mạng lưới Trang trại Thử nghiệm đã mời những chuyên gia trồng trọt tham gia, bao gồm cả cô Adeeb. Nate Kleinman, người đồng sáng lập và Giám đốc của mạng lưới khẳng định: “Rõ ràng đại dịch Covid-19 sẽ trở thành một khoảng gián đoạn lớn đối với cách chúng ta sống và mọi người sẽ cần được hỗ trợ”.
Ủy ban Hợp tác xã đã quyết định tập trung vào quá trình lưu trữ hạt giống - và đảm bảo người Mỹ đều có thể tiếp cận. Đến tháng 4, các tình nguyện viên tại thành phố Philadelphia đã gửi hạt giống do các công ty hạt giống để quyên góp đến các địa điểm phân phối nhỏ hơn trên khắp đất nước - bao gồm cả địa điểm ở nhà Adeeb. Tầng hầm tại ngôi nhà của cô đã biến thành một trung tâm hạt giống. Các học sinh của cô bắt đầu gửi hạt giống và thậm chí giúp trồng vườn ở sân sau ngôi nhà của những người hàng xóm lớn tuổi.
Adeeb cho biết họ đã nhận được khoảng 140 loại hạt giống, nhưng cô ấy nhanh chóng nhận ra một vấn đề. Đây “không phải là những loại thực phẩm thiết yếu mà cộng đồng Bipoc của chúng tôi yêu cầu. Chúng không phải là những thứ mà mọi người thường ăn”, cô nói. “Không có cải thảo, đậu bắp hoặc cải ngọt”.
Chính vì vậy, Adeeb cùng các học sinh của cô đã bắt đầu trò chuyện với cư dân nơi đây, và sau đó là với những người nông dân trên khắp đất nước để tìm ra những loại hạt giống có ý nghĩa về mặt văn hóa đối với cộng đồng – và nơi có thể mua chúng.
Kết quả, liên minh của những người trồng trọt tại Bipoc đã trở thành Liên minh Hợp tác Nông nghiệp Ujamaa. Ujamaa có nghĩa là “kinh tế hợp tác” trong tiếng Swahili và là một cái tên có nguồn gốc từ Kwanzaa, một cộng đồng ăn mừng ngày lễ mùa đông.
Liên minh này hiện tại đang nỗ lực không chỉ để cung cấp hạt giống, mà còn theo dõi các loại hạt giống cũ hoặc hiếm để trồng và lưu giữ.
“Nhiệm vụ của Ujamaa là khôi phục lại nền văn hóa hoặc di sản của các cộng đồng cư dân, quản lý và đảm bảo luôn sẵn có đủ mọi thứ cho thế hệ tương lai”, Adeeb nói. Cô ấy muốn hỗ trợ những người trồng trọt có nhiều quyền tự quyết hơn đối với thực phẩm của họ và phát triển khả năng phục hồi đối với các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Vào tháng 2/2022, Ujamaa đã nhận các đơn đặt hàng. Với các bộ sưu tập dành riêng cho hạt giống vùng Caribbean, Mỹ bản địa, Mỹ Latinh, châu Á, châu Phi, liên minh hy vọng sẽ gây quỹ để tiếp tục nỗ lực phân phối hạt giống miễn phí và hỗ trợ người trồng.
'Mối liên kết tuyệt vời nhất đến lịch sử của chúng ta'
Lớn lên, Adeeb đã nghe rất nhiều câu chuyện về thực phẩm – “gia đình tôi đã làm nông nghiệp từ năm 1710 ở đất nước này” - nhưng câu chuyện mà cô được nghe thường xuyên nhất là về một quả dưa hấu đã phát triển thành công đến mức các con gái của người chú cô đã không phải bỏ nhà đi làm xa.
Adeeb cho biết, hầu hết các cô gái da đen thường phải làm người giúp việc, vì vậy, khi cha mẹ của họ là những nông dân thành đạt, “các cô gái sẽ không bị lạm dụng”.
Thời điểm khi Adeeb nhận được một gói hạt giống, cô kể lại, “Tôi đã khóc, tôi thực sự đã khóc, tôi khóc khi biết rằng chúng tôi đã tìm thấy mối liên hệ tuyệt vời nhất với lịch sử của chúng tôi”.
Adeeb, một giáo viên đã nghỉ hưu luôn coi thực phẩm là trung tâm trong công việc của mình, muốn tiếp tục truyền bá nhận thức về tầm quan trọng của những mối liên hệ văn hóa và lịch sử này với thực phẩm.
Sau khi thành lập Ujamaa, cô đã mời Kleinman của Mạng lưới Trang trại Thực nghiệm tham gia hội đồng quản trị, đồng thời hỏi mọi người, hãy xem xét những hạt giống nào là quan trọng về mặt văn hóa đối với tổ tiên của chính mình.
Kleinman khẳng định ngay lập tức: ngũ cốc. “Tôi là người Đông Âu, chủ yếu là người Do Thái và tôi biết rằng một trong những người ông cố của tôi khi xưa từng là thợ xay và thợ làm bánh ở Romania”.
Vào thời điểm đó, luật pháp chống lại người Do Thái sở hữu đất canh tác, vì vậy, “chính ngũ cốc, việc xay xát và nướng bánh đã mang lại cho tôi và cộng đồng những nguồn lực mà chúng tôi cần để vượt qua đại dương, đồng thời mang lại cho gia đình tôi một cuộc sống mới, cứu chúng tôi khỏi thảm họa Holocaust diễn ra chỉ vài thập kỷ sau đó”.
Với hy vọng tự tìm được nhiều “hạt giống phù hợp với văn hóa” hơn, Ủy ban Hợp tác xã đã bắt đầu mua hạt giống mà cộng đồng đang yêu cầu thay vì chỉ dựa vào sự đóng góp của các công ty hạt giống.
‘Thức ăn không phải là một đặc ân, đó là một đặc quyền’
Trong vòng một năm kể từ khi Liên minh Hợp tác Nông nghiệp Ujamaa khởi động, các sinh viên của Adeeb đã xây dựng được 50 khu vườn trong cộng đồng của họ.
Liên minh đã hợp tác với nông dân trên khắp nước Mỹ - từ Oregon và Washington đến Kentucky và Bắc Carolina. Một vài người trong số họ hiện đang trồng hạt giống được gửi trực tiếp từ Adeeb hoặc học sinh của cô ấy, trong khi những người khác đã trồng cây trong nhiều năm và hiện họ đang đóng góp nguồn tài nguyên lớn cho thư viện hạt giống của Ujamaa.
Sonya Harris đã trồng hạt giống của Ujamaa tại Dự án Vườn Bullock ở New Jersey, dự án trồng rau trong vườn trường. Dự án này hoạt động chủ yếu ở các khu dân cư có thu nhập thấp, nơi các cộng đồng phải chuyển sang làm vườn để kiếm thức ăn trong những ngày đầu của đại dịch. Harris, người đã gặp Adeeb tại buổi họp mặt đầu tiên của Ủy ban Hợp tác xã, luôn muốn giúp mọi người tiếp cận lương thực bằng cách tự trồng từ hạt giống. “Thức ăn không phải là một đặc ân; đó là đặc quyền”, cô nhấn mạnh.
Harris cũng muốn kết nối trẻ em với những loài thực vật có lịch sử nghìn đời. Cô nói: “Tôi rất quan tâm đến việc khai thác bông vải. Cô muốn cho trẻ em thấy thực tế về cây trồng và mùa màng, cũng như cách tổ tiên của chúng phát triển cây trồng”.
Bằng cách dạy những đứa trẻ trồng bông, Harris nói rằng cô muốn truyền cảm hứng cho những người trồng loại cây này trong tương lai - những người có thể tìm ra cách giúp chúng sống sót qua hạn hán hoặc mùa đông kéo dài, bất kể thực tế nào do cuộc khủng hoảng khí hậu mang lại.