Giải mã phong cách ‘tắc kè hoa’ của Nữ hoàng Anh Elizabeth II
Là quốc vương trị vì lâu nhất của Vương quốc Anh, hình ảnh của Nữ hoàng Elizabeth II tượng trưng cho cả sự vững mạnh và truyền thống nghìn đời đối với người dân Anh.
Phong cách độc nhất
Khi quần chúng tụ tập và chờ đợi để được chiêm ngưỡng thoáng qua hình ảnh Nữ hoàng Elizabeth II, màu sắc bộ trang phục mà Nữ hoàng bước ra cũng quan trọng hơn bạn có thể nghĩ. Đứng ở trên cao, những tone màu sặc sỡ như vàng, fuschia (hồng vân anh), tím, chartreuse (xanh nõn chuối) và dừa cạn sẽ giúp bà nổi bật hơn trong đám đông lớn.
Tủ quần áo ‘độc nhất vô nhị’ của Nữ hoàng Anh đặc biệt đã trở thành nguồn cảm hứng cho bộ sách dành riêng cho bà để ghi lại dấu ấn trong từng bộ trang phục rạng rỡ.
Trong cuốn “Our Rainbow Queen” (Nữ hoàng Cầu vồng), nhà báo xứ Wales Sali Hughes đã lưu ý những quy tắc cốt lõi về bánh xe màu sắc của Nữ hoàng: “Nữ hoàng sẽ không mặc màu xanh lá cây đến các địa điểm có cỏ, cũng sẽ không mặc màu tối khi đứng cùng với những món đồ có vỏ bọc sắc tối”.
Sự chỉn chu của Nữ hoàng đối với trang phục khi xuất hiện trước công chúng chính là biểu hiện của sự tôn trọng đối với những người đã dành thời gian ủng hộ bà. “Nữ hoàng cần phải nổi bật để bất cứ người dân nào cũng có thể nói “Tôi đã nhìn thấy Nữ hoàng”, bà Sophie Rhys-Jones, Nữ bá tước xứ Wessex, chia sẻ trong bộ phim tài liệu năm 2016 “Tuổi 90 của Nữ hoàng Anh”.
Luôn một nét nghệ thuật riêng để ‘phối đồ’ cho một trong những người phụ nữ được chụp hình nhiều nhất trong lịch sử. Trong hơn 70 năm trị vì của mình, Nữ hoàng Anh đã tìm kiếm được một lượng lớn quân nhân viên, nhưng rất ít người được bà tin tưởng giao cho nhiệm vụ ‘người may trang phục hoàng gia’.
Nhà thiết kế người Anh Norman Hartnell, Hardy Amies, Stewart Parvin và Angela Kelly đều đã giúp Nữ hoàng phát triển phong cách riêng, đồng thời tránh xa những xu hướng có thể nhanh chóng không được ưa chuộng.
Kelly - cố vấn ban giám đốc của Nữ hoàng Anh trong gần ba thập kỷ và là người bạn tâm giao - đã tạo ra một công thức chặt chẽ để đảm bảo mọi trang phục trong số 300 lần xuất hiện trước công chúng hàng năm của Nữ hoàng đều thật hoàn hảo.
Từ những đường viền sắc nét cùng những chiếc mũ cầu kỳ, đến tình hình thời tiết, thậm chí cả các phong tục địa phương nơi Nữ hoàng xuất hiện đều được nghiên cứu kỹ lưỡng. Trang phục của Nữ hoàng được gói gọn trong 2 chữ ‘tinh tế’.
Angela Kelly đã viết trong cuốn hồi ký được Nữ hoàng phê duyệt năm 2019, “Mặt khác của đồng xu”, rằng: “Tôi tìm kiếm chuyển động bằng các vật liệu nhẹ nhàng bay bổng, và thậm chí sẽ bật quạt để xem liệu bộ trang phục sẽ hoạt động như thế nào trước một cơn gió nhẹ... Khi ánh sáng thay đổi hoặc khi Nữ hoàng di chuyển đến một không gian khác, điều này sẽ ảnh hưởng đến màu sắc và kết cấu của vải, và chúng chắc chắn phải được tính đến”.
Những món phụ kiện ‘biết nói’
Những bộ trang phục với vẻ ngoài đơn sắc của Nữ hoàng thường được nhấn bằng một chiếc vòng cổ ngọc trai ba dây, một chiếc trâm cài áo lấp lánh bằng vàng hoặc bạc, trong khi chiếc túi xách Launer bóng loáng thường có thể được tìm thấy ở phần khuỷu tay của Nữ hoàng.
Những món phụ kiện chính này không chỉ mang lại cảm giác sang trọng đối với một bộ lễ phục của Nữ hoàng, mà chúng còn là biểu tượng cho quyền lực, một dấu ấn với những câu chuyện tình cảm ẩn đằng sau mỗi món đồ.
Ví dụ, chiếc trâm cài hoa hồng Centenary khắc tay chính là món quà sinh nhật lần thứ 100 dành tặng Hoàng Thái Hậu – mẹ của Nữ hoàng Elizabeth II, mà bà đã lần lượt mặc trong buổi phát sóng Giáng sinh chưa đầy một năm sau khi mẹ bà qua đời.
Đối với những buổi chiều ảm đạm, khi đi dạo trong khuôn viên của Balmoral Estate ở Scotland, Nữ hoàng sẽ nhanh chóng thay những bộ trang phục cao cấp màu khối và chuyển sang mặc những bộ đồ mang hơi thở đồng quê làm từ vải tuýt và vải tartan.
Trang phục của Nữ hoàng cũng đóng một vai trò rất quan trọng, và thường tạo ra bối cảnh cho các thỏa thuận chính trị. Vào năm 2016, khi Tổng thống Mỹ Obamas đến thăm Lâu đài Windsor để gặp Nữ hoàng Anh lần thứ ba, Nữ hoàng đã đeo một chiếc khăn lụa buộc chặt dưới cằm, một bộ trang phục thể hiện sự thân thuộc và thân mật.
Tuyên thệ thời trang
Đĩnh đạc, phù hợp và luôn mang tính chiến lược – phong cách thời trang của Nữ hoàng cũng giống như một hình thức ngoại giao vì chúng là biểu hiện của bản sắc.
Năm 2011, Nữ hoàng đã trở thành quốc vương Anh đầu tiên đến thăm Cộng hòa Ireland kể từ khi thành lập - và là người đầu tiên đến quốc gia này trong một thế kỷ.
Chuyến thăm lịch sử cấp quốc gia không thể bị coi nhẹ, với sự cân nhắc khéo léo truyền từ từng chi tiết của chuyến đi đến từng đường chỉ may trên quần áo của Nữ hoàng. Nữ hoàng đã thể hiện một cách hoàn hảo tiềm năng nắm giữ ‘quyền lực mềm’ của thời trang khi đến thủ đô Dublin, với chiếc áo khoác màu xanh lá cây và đội chiếc mũ cùng tone - màu quốc gia trên thực tế của Ireland.
Trong chuyến thăm sau đó, Nữ hoàng đã mặc một chiếc váy lụa màu trắng được tô điểm với hơn 2.000 bông cỏ ba lá thêu tay và một chiếc trâm đàn hạc Ailen được làm từ pha lê Swarovski.
Ngay trong thời kỳ đầu lên ngôi, Nữ hoàng đã thông thạo về giá trị của việc tạo hình khi xuất hiện trước công chúng. Lên nắm quyền giữa bối cảnh Thế chiến thứ hai, vị Nữ hoàng trẻ nhanh chóng trở thành hình ảnh tượng trưng cho niềm hy vọng và tinh thần lạc quan ở một nước Anh bị chiến tranh tàn phá.
Nữ hoàng đã thắp lên ngọn lửa trong lòng công chúng, chính vì vậy, cẩn thận xây dựng một hình ảnh truyền tải quyền uy, sự sang trọng và trang nhã là một điều cần thiết. Một trong những nguồn sẵn có nhất chính là tủ quần áo của Nữ hoàng.
Năm 1947, hai năm sau khi chiến tranh kết thúc, Nữ hoàng đã sử dụng phiếu quần áo để mua váy cưới - một thói quen phổ biến đối với các cô dâu Anh quốc vào thời điểm đó. Chiếc váy cưới được làm bằng lụa trắng ngà và vải sa tanh, được thiết kế bởi nhà thiết kế Norman Hartnell.
Tại một trong những lần xuất hiện gần đây của Nữ hoàng - đám tang tưởng nhớ người chồng yêu dấu của bà, Công tước xứ Edinburgh - Nữ hoàng đã mặc một bộ trang phục màu đen.
Thường xuất hiện với những bộ trang phục rực rỡ với màu sắc đậm, bộ trang phục u ám của Nữ hoàng càng khiến cho không gian trở nên lắng đọng hơn. Được đính trên áo khoác của bà chính là ‘Richmond Brooch’, món quà cưới nạm kim cương được tặng cho Nữ hoàng Mary vào năm 1893. Nữ hoàng đã thừa kế chiếc áo này vào năm 1953.