Quảng Nam: Phương án phát triển kiến trúc không gian, lãnh thổ và hạ tầng kỹ thuật
Ngày 5/6 tiếp tục ngày thứ 2, chương trình hội thảo góp ý báo cáo giữa kỳ quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Sáng 5/6, chủ trì hội thảo gồm: Ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy; ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cùng PGS.TS Lưu Đức Cường, Viện trưởng Viện quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia.
Phát biểu ý kiến tại hội thảo, ông Nguyễn Chí Hùng, Giám đốc Viện Quy hoạch đô thị, thuộc Bộ Xây dựng cho biết, quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cơ bản phát triển chia thành 2 vùng gồm: Vùng Đông phát triển, Vùng Tây phát triển bền vững, điểm nhấn lần này là phát triển động lực 3 cửa ngõ chính của tỉnh Quảng Nam để hòa nhập với các định hướng Nghị quyết 36 là Quốc gia biển và phát triển hướng ra thế giới.
“Điểm nhấn thứ nhất là Khu kinh tế Chu Lai và TP Tam Kỳ là động lực phát triển về một đô thị Tam Kỳ là một đô thị sân bay, cảng biển và kết hợp các hệ thống khu kinh tế logistics ở Chu Lai; Điểm nhấn thứ 2 là Đô thị Hội An là Di sản văn hóa thế giới kết hợp với Thánh địa Mỹ Sơn và Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm là một động lực mà thế giới đã biết đến. Điểm nhấn thứ 3 là kết nối Lào và các nước ASEAN là khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Nam Giang là trục động lực phát triển gắn kết không gian biển Quảng Nam”, ông Nguyễn Chí Hùng nói.
Còn ông Lê Tấn Đạt, Phó Tổng Giám đốc Công ty tư vấn xây dựng công trình hàng hải cho biết, hiện nay về quy hoạch lĩnh vực giao thông đã được Bộ GTVT thực hiện, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 4/5 loại hình quy hoạch gồm: cảng biển, mạng lưới đường bộ, mạng lưới đường sắt và mạng lưới đường thủy nội địa. Sắp tới Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về quy hoạch mạng lưới sân bay, trong đó đối với cảng biển tỉnh Quảng Nam thuộc nhóm cảng biển số 3, nhóm cảng biển Nam Trung Bộ nó sẽ gắn thành khu cảng biển như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Trong đó vai trò chức năng của từng cảng biển đã nhận định tương đối rõ trong quy hoạch.
“Cảng biển Đà Nẵng là cảng biển nước sâu thì sẽ phát triển tiếp nhận các tàu vận tải từ xa bao gồm Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Phi, còn Quảng Nam lợi thế quỹ đất, phát triển sân bay Chu Lai sẽ được quy hoạch sân bay trung chuyển hàng hóa. Cảng biển Chu Lai thì hoạch định tiếp nhận các cỡ tàu đi tuyến biển trung và gần như: Các tuyến Trung Bắc Á, tuyến Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ”, ông Lê Tấn Đạt nói.
Theo ông Đạt, sắp tới cảng biển Quảng Nam quy hoạch gồm 4 khu bến. Trong đó bến Tam Hòa, Tam Hiệp là khu tổng hợp container gắn với các trung tâm logistics cỡ lớn phục vụ chuỗi dịch vụ công nghiệp. Bao gồm cơ khí chế tạo, sản xuất nông nghiệp, sạch công nghệ cao và kết nối đến các vùng Tây Nguyên và 2 khu bến nữa là Kỳ Hà và Tam Giang là những khu bến đề xuất phát triển chuỗi Dự án mỏ khí Voi Xanh, bao gồm các khí và các loại sau khí. Đây là các định hướng chính cho khu vực cảng biển Quảng Nam.
Ngoài ra, tại hội thảo các đại diện liên danh tư vấn, tiếp tục thảo luận phương án phát triển kiến trúc không gian, lãnh thổ và hệ thống hạ tầng kỹ thuật gồm: Phương án phát triển không gian, lãnh thổ, vùng liên huyện; trục kinh tế động lực; vùng khó khăn; hệ thống đô thị, tổ chức lãnh thổ nông thôn và nhà ở,...