Những khu rừng 'biến mất' tại Nigeria: Khi lâm tặc áp đảo lượng cây
Nigeria hiện đang phải chứng kiến tình trạng "bốc hơi" liên tục ở những cánh rừng đã từng rậm rạp um tùm, minh chứng rõ ràng về vấn nạn lâm tặc và chặt phá rừng trái phép.
Nằm sâu trong một khu rừng ở làng Ebute Ipare, Nigeria, Egbontoluwa Marigi đo kích thước một cây gỗ Magohany (xà cừ tây Ấn), ngay trước khi dùng rìu và dao rựa chặt phăng thân cây. Sau đó, anh lại tìm kiếm đối tượng cây xanh tiếp theo
Khung cảnh hoang tàn xung quanh cùng những gốc cây nằm trơ trọi trong khu rừng đầm lầy vẫn luôn gợi nhớ về những thân cây từng sừng sững "oai phong", trước khi đối mặt với chính sự biến mất của chúng vì hoạt động khai thác trái phép ở bang Ondo, tây nam Nigeria.


Chặt cây để khai thác gỗ, mở rộng diện tích đất trồng trọt hoặc cung cấp năng lượng nhằm đáp ứng nhu cầu dân số ngày càng tăng là một vấn đề lớn đang gây áp lực lên các khu rừng tự nhiên của Nigeria.
Tổng thống Muhammadu Buhari phát biểu tại cuộc họp COP15 được tổ chức ở Abidjan, Bờ Biển Ngà ngày 9/5 rằng Nigeria đã thành lập quỹ ủy thác lâm nghiệp quốc gia để giúp tái tạo rừng của nước này. Tuy vậy, giới chuyên gia đánh giá điều này có thể bất khả thi, dựa trên tốc độ khai phá rừng vô cùng nhanh.

Bà Femi Obadun, giám đốc quản lý rừng của bộ nông nghiệp bang Ondo, cho biết: "Bảo vệ rừng có nghĩa là bảo vệ chính chúng ta. Khi chúng ta phá rừng, chúng ta tiêu diệt loài người".
Đó là điều mà Marigi biết quá rõ, nhưng ưu tiên của anh ấy vẫn là kiếm sống. "Chúng tôi có thể chặt hơn 15 cây tại cùng một địa điểm, và nếu càng nhiều cây, đó sẽ là một điều may mắn cho chúng tôi", người cha 61 tuổi của hai đứa trẻ cho biết.

Theo Global Forest Watch, từ năm 2001 đến năm 2021, Nigeria đã mất đi 1,14 triệu ha độ che phủ rừng, tương đương với mức giảm 11% độ che phủ kể từ năm 2000 và tương đương với 587 triệu tấn khí thải carbon dioxide, theo Global Forest Watch, một nền tảng cung cấp dữ liệu và giám sát rừng.
Chiếc thuyền dừng chân ở một số địa điểm để đón thêm nhiều lâm tặc và bè của họ. Mỗi chiếc thuyền có thể chở đến một nghìn chiếc bè, mỗi chiếc chứa 30 khúc gỗ.

Sau khi chặt cây, Marigi đánh dấu chúng, một thông điệp gửi đến những người khai thác gỗ khác rằng anh đã chủ sở hữu chúng. Các khúc gỗ sẽ được vận chuyển qua các con sông và lạch đến tận thủ đô Lagos - trung tâm thương mại của Nigeria.
Marigi nói: “Vào thời của cha ông chúng tôi, rừng cây lớn bát ngát đại ngàn nhưng đáng buồn thay, những gì chúng tôi có bây giờ chỉ là những thân cây nhỏ và chúng tôi thậm chí chặt cây trước khi chúng có thể phát triển hoàn toàn".

Nhiều tháng sau khi chặt cây, Marigi quay trở lại rừng để kéo các khúc gỗ lại với nhau và buộc chặt chúng vào bè. Anh ấy có một bộ sưu tập hơn 40 khúc gỗ.
Với các lâm tặc khác, họ đã cùng nhau hùn tiền để thuê một tàu kéo kéo bè qua các con sông lạch từ bang Ondo đến Lagos.

Những nơi trú ẩn tạm bợ trên bè được làm từ gỗ giúp che chắn cho Marigi và những người bạn của anh trước thời tiết xấu. Họ vừa chia sẻ đồ ăn, vừa đồng thanh ngân nga những bài hát truyền thống để vực dậy tinh thần
Cuộc hành trình của Marigi kết thúc tại một đầm phá ở Lagos, nơi những chiếc bè từ bang Ondo và các vùng khác của đất nước hội tụ lại và các khúc gỗ được chế biến tại các xưởng cưa và bán cho những khách hàng từ quốc tế.








