Tìm thấy khủng long 'thần chết' với bộ vuốt khổng lồ tại Nhật Bản
Theo một nghiên cứu vừa công bố, hàng triệu năm trước, một loài khủng long hai chân với những móng vuốt sắc nhọn để chém con mồi hơn là đuổi theo con mồi đã rình rập ở các bờ biển của lục địa châu Á.
Hàng triệu năm trước, loài khủng long hai chân với bộ móng vuốt sắc nhọn như dao rình rập các bờ biển ở Châu Á. Tuy nhiên, loài sinh vật to lớn sử dụng thứ vũ khí sắc bén đó để tìm kiếm thức ăn là thực vật, chứ không phải là theo đuổi những con mồi động vật.
Khủng long thuộc về một nhóm được gọi là therizinosaurs - khủng long hai chân và chủ yếu là loài ăn cỏ sống trong kỷ Phấn trắng, khoảng 145 triệu đến 66 triệu năm trước. Gần đây, các nhà nghiên cứu từ Nhật Bản và Mỹ đã mô tả hóa thạch therizinosaur trẻ nhất từng được tìm thấy ở Nhật Bản; hóa thạch đó cũng là hóa thạch đầu tiên được tìm thấy ở châu Á trong trầm tích biển.
Hóa thạch này đại diện cho một loài mới, được các nhà nghiên cứu đặt tên là Paralitherizinosaurus japonicus, có nghĩa là “ loài bò sát biển” đặt theo tiếng Nhật, nơi mẫu vật được khai quật.
Hóa thạch bao bọc trong một khối bê tông, bảo quản trong tình trạng rất tốt. Hóa thạch khủng long có hình móc câu, gồm một phần đốt sống, một phần cổ tay và bàn chân trước; hiện được lưu trữ trong bộ sưu tập tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Nakagawa ở Hokkaido, Nhật Bản.
Các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy mẫu vật này ở Nakagawa, một huyện ở Hokkaido nằm ở cực bắc của các hòn đảo chính của Nhật Bản, một địa phương nổi tiếng với nhiều mỏ hóa thạch phong phú.
Tuy nhiên, dữ liệu mới từ nhiều hóa thạch khác được phát hiện và mô tả trong nhiều năm kể từ đó đã giúp phân loại hóa thạch dựa trên hình dạng của móng vuốt bàn chân trước. Điều này đã thúc đẩy một nhóm các nhà cổ sinh vật học mới đến thăm lại mẫu vật để có được một số câu trả lời xác đáng.
Dựa trên phân tích của họ, các tác giả của nghiên cứu mới kết luận rằng hóa thạch này thuộc về loài therizinosaur sống cách đây khoảng 80 triệu đến 82 triệu năm. Xương bàn chân hóa thạch từng giữ móng vuốt giống như kiếm của khủng long, móng vuốt mà nó dùng để lấy thức ăn. Bởi vì các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng con vật sử dụng móng vuốt của mình cho một mục đích cụ thể, họ xác định rằng mẫu vật là một loài therizinosaur có nguồn gốc - một loài tiến hóa sau này trong dòng dõi của nhóm - chứ không phải là một loài động vật đầu tiên, với các móng vuốt "được khái quát hóa”.
Đồng tác giả nghiên cứu Anthony Fiorillo, giáo sư nghiên cứu tại Sở Trái đất Roy M. Huffington, tại Đại học Southern Methodist (SMU) ở Dallas, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: "Loài khủng long này sử dụng móng vuốt của nó như một công cụ kiếm ăn, thay vì công cụ gây hấn, để kéo cây bụi và cây đến gần miệng nó để ăn. Chúng tôi tin rằng nó đã chết trên đất liền và bị trôi ra biển."
Theo nghiên cứu, các hóa thạch của therizinosaur đã được tìm thấy ở khắp châu Á cũng như ở Bắc Mỹ (cụ thể là khu bảo tồn và công viên quốc gia Denali ở Alaska ngày nay), và theo thời gian, loài vật này đã thích nghi với việc sống ở môi trường ven biển.
Theo các nhà nghiên cứu, chỉ dựa vào mẫu vật này, không thể biết chắc chắc loài khủng long therizinosaurs lớn đến mức nào. Tuy nhiên, ước tính, khủng long therizinosaurs khá lớn, có kích thước bằng loài khủng long có mỏ vịt, dài tới 9 mét và nặng khoảng 3 tấn.
Các hóa thạch về therizinosaur từng xuất hiện ở một số khu vực châu Á, cũng như ở Bắc Mỹ, cụ thể là khu bảo tồn và công viên quốc gia Denali tại Alaska ngày nay. Theo thời gian, loài khủng long ăn cỏ này đã thích nghi với môi trường ven biển.