Top những bộ phim về LGBT+ đáng xem trong tháng Tự hào – Pride Month

Quốc Tuấn 24/06/2022 19:24

Người yêu phim có thể hưởng ứng tháng 6 Tự Hào – Pride Month bằng cách theo dõi lại những bộ phim khắc họa về cuộc sống của những người thuộc cộng đồng LGBT+.

Brokeback Mountain (2005) – Chuyện tình sau núi

Đạo diễn đại tài Lý An đã tạo ra một kiệt tác phim ảnh để đời, là huyền thoại, một tượng đài bất tử của dòng phim xã hội về chủ đề đồng tính. Giá trị về tinh thần cũng như nghệ thuật mà bộ phim đem lại tới thời điểm bây giờ vẫn được giữ nguyên.

Bộ phim nên xem trong tháng Tự Hào – Pride Month.

Bộ phim là câu chuyện tình trắc trở giữa Ennis (Heath Ledger) và Jack (Jake Gyllenhaal), hai người cao bồi tình cờ được giao làm chung công việc chăn cừu vào năm 1963 tại Wyoming và họ đã cùng nhau trải qua một mùa đông giá lạnh ở nơi này. Hai tâm hồn cô đơn trong cái giá lạnh của mùa đông vô tình va lấy nhau và tạo nên 1 trong những chuyện tình đẹp nhất trên màn ảnh. Họ tuy thật lòng yêu nhau nhưng cuối cùng vẫn chẳng thể có cái kết trọn vẹn bởi những định kiến giới vô cùng cực đoan thời đó.

"Brokeback Mountain" sau khi ra mắt đã vô cùng được lòng giới phê bình, liên tiếp mang về những giải thưởng danh giá. Trong đó có giải Oscar 2006 cho Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất, Nhạc phim hay nhất; Quả cầu vàng 2006 cho Phim hay nhất (thể loại chính kịch), Kịch bản xuất sắc nhất, Bài hát chủ đề hay nhất; Giải Sư tử vàng trong LHP Venice 2005.

Carol (2015) – Chuyện tình Carol

Được chuyển thể từ tiểu thuyết lãng mạn The Pride of Salt, bộ phim lấy chủ đề xoay quanh mối tình của một cặp đồng tính nữ. Phim kể về Carol Aird, một người phụ nữ từng trải đã lập gia đình gặp gỡ Therese Belivet, một nữ nhiếp ảnh gia trẻ tại New York rồi họ nảy sinh tình cảm.

Lấy bối cảnh vào đầu những năm 1950, khi tình yêu đồng giới vẫn chưa được chấp nhận ở các nước châu Âu, bộ phim khắc họa rõ nét quá trình từ tình bạn chuyển sang tình yêu của cặp đôi cũng như chống lại định kiến xã hội về giới tính. Những phút giây làm quen bẽn lẽn, e ngại ban đầu cho tới sự thăng hoa của tình yêu và cả nỗi đau khổ khi bị chia cắt… đều được lột tả tinh tế trong các thước phim qua diễn xuất tài tình của Cate Blanchett và Rooney Mara.

Vũ trụ tình yêu và 2 tinh cầu vô cực.

Bộ phim được đề cử ở 6 hạng mục tại Oscar, trong đó có Phim hay nhất năm nhưng không may lại không thắng giải nào. Tuy vậy, ở các LHP quốc tế khác, bộ phim đã xuất sắc chinh phục được nhiều giải thưởng cao quý, trong đó có giải Queer Palm - giải thưởng dành cho bộ phim LGBT xuất sắc nhất.

Portrait of a Lady on Fire (2019) – Bức chân dung bị thiêu cháy

Phim được biên kịch và đạo diễn bởi bà Céline Sciamma, lấy bối cảnh ở Pháp cuối thế kỷ 18, xoay quanh hồi ức về mối tình đã qua giữa nữ họa sĩ tài năng Marianne (Noémie Merlant) với “nàng thơ” một thời Héloïse (Adèle Haenel). Điều trắc trở là Héloïse từ chối tạo dáng cho họa sĩ vẽ vì cô không hề có ý định kết hôn. Do đó, Marianne tìm cách tiếp cận với Héloïse và bí mật vẽ cô bằng những chi tiết có thể nhớ được. Tình yêu của họ dần dần nảy nở trong một thời đại mà nó bị nghiêm cấm hoàn toàn.

Lấy bối cảnh ở Pháp cuối thế kỷ 18, xoay quanh hồi ức về mối tình đã qua giữa nữ họa sĩ tài năng Marianne.

Bộ phim đã tranh tài ở hạng mục Cành Cọ Vàng tại LHP Cannes (Pháp) trong năm 2019. Phim giành được giải “Cành cọ đồng tính” (Queer Palm) tại Cannes và trở thành bộ phim đầu tiên của một nữ đạo diễn giành được giải thưởng này. Sciamma còn giành được giải Kịch bản xuất sắc nhất tại Cannes.

Moonlight (2016) – Ánh trăng

Moonlight là câu chuyện về những giai đoạn trong cuộc đời Chiron, do các diễn viên Alex Hibbert, Ashton Sanders và Trevante Rhodes thủ vai. Chiron, một cậu bé da màu sống ở khu ổ chuột, cũng là một người đồng tính. Là 1 người đồng tính, Chiron bị bắt nạt và bị kỳ thị bởi chính cộng đồng của cậu. Một ngày nọ, Chiron gặp được cậu bạn tên Kevin.

Moonlight là câu chuyện về những giai đoạn trong cuộc đời Chiron.

Kevin là cậu bé hoạt náo, được nhiều người yêu mến. Hai đứa trẻ trong quá trình tiếp xúc dần nảy sinh tình cảm với nhau, cho tới khi Kevin bị bạn bè chỉ định phải đánh Chiron. Sau khi bị bắt nạt, Chiron đã không chịu đựng nữa mà đánh lại kẻ cầm đầu trò bắt nạt, khiến cho cậu bị chuyển đến trại cải tạo.

Nhiều năm trôi qua, Chiron đã trở thành con người hoàn toàn khác, một gã giang hồ khét tiếng có biệt danh Black. Một ngày nọ, Black nhận được cuộc gọi từ Kevin và rồi những ký ức, tình cảm khi xưa lại ùa về. Moonlight là bộ phim đầu tiên xuất sắc kết hợp hoàn hảo 2 yếu tố giới tính và sắc tộc.

Chính vì vậy mà Moonlight xuất sắc là phim đầu tiên có dàn cast hoàn toàn là da màu, cũng như là bộ phim về chủ đề LGBT đầu tiên dành chiến thắng 3 giải quan trọng tại Oscar, trong đó có Phim hay nhất năm - giải thưởng cao quý nhất của điện ảnh thế giới, cùng với đó là giải thưởng tương tự ở Golden Globes (Quả Cầu Vàng).

Blue is the Warmest Colour (2013) – Màu xanh nồng ấm

Blue is the Warmest Colour – Màu xanh nồng ấm đã đề cập tới mối tình lãng mạng của 1 cặp đôi đồng tính nữ, xoay quanh Adèle (do Adèle Exarchopoulos thủ vai), một cô gái chỉ mới 15 tuổi và cuộc sống thay đổi đột ngột của cô khi gặp một sinh viên ngành nghệ thuật với mái tóc xanh tên Emma (Léa Seydoux). Sau khi bất ngờ gặp lại tại một quán bar đồng tính nữ, cả hai dần dần thân thiết hơn và cuối cùng nảy nở 1 thứ tình cảm trên mức cả mức bạn bè. Dẫu vậy, cho đến cuối cùng, đây vẫn chẳng thể là một câu chuyện tình yêu trọn vẹn.

Phim 18+ giàu cảm xúc bậc nhất.

Bộ phim tình cảm lãng mạn này là một chuyến tàu thám hiểm ở lứa tuổi thiếu niên. Nhân vật phải đối diện với giới tính thật của bản thân bên cạnh đó là học cách chấp nhận sự phán xét của xã hội, yêu và trải qua cảm giác tan vỡ, đau khổ để rồi có thể trở nên trưởng thành hơn.

“Blue is the Warmest Colour” mang đậm phong cách điện ảnh Châu Âu, tập trung vào cảm xúc nhân vật, đặc biệt là có rất nhiều cảnh nóng. Nhưng nhờ sự chân thực và lãng mạn ấy đã giúp phim được đẩy lên tới đỉnh điểm của cảm xúc là yếu tố quan trọng giúp Blue is the Warmest Colour thắng giải Palme d'Or.

The Handmaiden (2016) – Người hầu gái

Đạo diễn Park Chan-wook của phim Oldboy cũng thực hiện bộ phim The Handmaiden (tựa đề gốc: Ah-ga-ssi) mang chủ đề đồng tính nữ. Bộ phim xoay quanh cô hầu gái người Hàn Quốc Sook-Hee đến phục vụ cho tiểu thư người Nhật Hideko.

Phim đồng tính nữ được vinh danh top 10 bộ phim hay nhất.

Cả hai đều là 2 con cờ nằm trong toan tính của các cá nhân khác, song vì hai người đã nảy sinh tình cảm với nhau nên đã cùng lập ra một kế hoạch đánh lừa lại những kẻ xấu xa ấy. Cũng như Oldboy, The Handmaiden được đánh giá là "hardcore" bởi chứa nhiều yếu tố về sex, bạo lực.

Bộ phim đã chiến thắng 1 giải về bối cảnh và được đề cử giải Palme d'Or cùng Queer Palm tại LHP Cannes. Bộ phim đồng thời chiến thắng Phim hay nhất năm tại Lễ trao giải BAFTA - giải thưởng được đánh giá là Oscar của nước Anh.

Tangerine (2015) – Những cô gái da màu

Bộ phim về LGBT Tangerine gây tiếng vang vì nó đã mô tả chân thực về văn hóa buôn bán tình dục ở Los Angeles.

Là 1 tác phẩm điện ảnh độc lập xuất sắc có kinh phí thực hiện siêu thấp là 100.000 USD, với sự tham gia của Kitana Kiki Rodriguez và Mya Taylor kể về chuyện đêm Giáng sinh của hai cô gái chuyển giới bán hoa và được quay hoàn toàn bằng iPhone.

Bộ phim về LGBT Tangerine gây tiếng vang vì nó đã mô tả chân thực về văn hóa buôn bán tình dục ở Los Angeles cũng như góc khuất trong cuộc sống của những người thuộc cộng đồng LGBT+. Được đạo diễn bởi Sean Baker, phim lần đầu tiên phát hành tại Liên hoan phim Sundance năm Sean.

Quốc Tuấn