'Kẻ săn bão' trước bầu trời quái vật nước Mỹ
Mỗi năm, nhiếp ảnh gia Krystle Wright sẽ đến miền Trung Tây nước Mỹ, nơi được "vẽ" bởi những cơn bão hùng vĩ cùng những cơn lốc xoáy có thể biến bầu trời xanh thành trận cuồng nộ đen để tạo nên những bức ảnh tuyệt đẹp.
Nhiếp ảnh gia Krystle Wright không có từ ngữ nào để diễn tả cảm giác mà cô ấy có được khi đứng trên một cánh đồng trống trải rộng lớn, hoang vu và hướng mắt về một ‘siêu tế bào’ bão ở đường chân trời.
“Chúng sẽ khiến bạn không nói nên lời”, cô cảm thán. “Tôi không thích trình bày rõ ràng cảm giác bởi vì tôi thường không tìm thấy từ ngữ nào có thể nắm bắt được toàn bộ sức mạnh của những gì tôi đang cảm thấy, ngay trong những khoảnh khắc rất căng thẳng đó”.
Nhiếp ảnh gia phiêu lưu 35 tuổi đến từ vùng Bờ biển Sunshine ở bang Queensland là một trong hàng nghìn người săn bão đi khắp thế giới mỗi năm để ghi lại hình ảnh các cơn bão ‘siêu tế bào’.
“Thật tuyệt vời”, Krystle nhấn mạnh nói. “Điển hình là vào khoảng 3h chiều, những gì đã bắt đầu như một bầu trời trong xanh, một ngày bình lặng, đã bỗng chốc biến thành một con quái vật kinh hoàng. Đó là những cơn bão màu đen với sự giận dữ”.
Trong số những người theo dõi cơn bão, phần thưởng lớn nhất chính là có thể thành công ghi lại hình ảnh một cơn lốc xoáy. Những hiện tượng thời tiết này có thể hình thành trên các sa mạc của Argentina, trên đất liền ở Sicily thuộc Địa Trung Hải, hoặc trên các hòn đảo bằng phẳng của Philippines.
Những cơn lốc xoáy cũng có thể được tìm thấy khi lướt qua miền Bắc Australia, nhưng có một dải đất ở Mỹ chạy từ Texas ở phía Nam đến Minnesota ở phía Bắc - nơi đây được gọi là Tornado Alley - hay còn gọi là Hẻm Lốc xoáy - nơi chúng được nhìn thấy thường xuyên nhất.
Các cơn bão ‘siêu tế bào’ sẽ tạo thành lốc xoáy trong cảnh quan bằng phẳng, có thể dự đoán được trong khoảng thời gian 2 tuần mỗi năm, giúp những kẻ săn bão dễ dàng theo dõi chúng.
Ở Australia, chúng xuất hiện với tần suất ít hơn và có thể khó tìm hơn. “Chúng tôi có những cơn bão phi thường cần ghi lại, nhưng ở khu vực Queensland, mạng lưới điện thoại rất hạn chế, đồng nghĩa là tôi sẽ bị bỏ mặc để đọc bầu trời”.
Cũng như tạo thành lốc xoáy, những cơn bão dữ dội này có thể tạo ra các vân, cấu trúc mây và bão bụi làm mờ tầm nhìn. Dù điều gì xảy ra, Krystle, người vừa kết thúc mùa săn bão thứ ba, sẽ có mặt để chứng kiến.
“Vào một thời điểm trong năm nay, chúng tôi đã theo đuổi một ngày cường độ cao qua Minnesota”, cô nói. “Lúc đó là 6h chiều khi chúng tôi đang xem các mô hình dự báo cho ngày hôm sau và việc quay trở lại Oklahoma có vẻ thuận lợi hơn nhiều”.
"Vì vậy, tôi đã quay đầu xe ở Minnesota và lái xe trở lại Oklahoma”.
Những bức ảnh của cô ấy đã ghi lại cuộc hành trình ngoằn ngoèo trên khắp đất nước: một “bầu trời quái vật” quét qua cảnh quan bên ngoài một trang trại ở Nam Dakota; một người đuổi theo cơn bão dành một chút thời gian để thở ra phía trước của một quán rượu cũ ở Montana; một cột mây xám giận dữ bốc lên đằng sau một giàn khoan dầu đơn độc trên một vùng đồng bằng trống trải ở Texas.
“Tôi nghĩ tại thời điểm này, câu chuyện đối với tôi là một môi trường; Krystle nói không chỉ là môi trường bão mà còn là vùng đất của miền Trung Tây. “Vùng Trung Tây nước Mỹ là nơi truyền bá văn hóa dân gian của những đam mê đuổi theo cơn bão. Khi mọi người nói về lốc xoáy, họ đang nói về miền Trung Tây nước Mỹ”.
Các bức ảnh của Krystle, video và các tấm hình đắt giá mà những người săn bão khác chụp được, đã giúp lấp đầy những khoảng trống hiện tại của kiến thức khoa học. Trong một ví dụ, tài liệu thu thập được bởi những kẻ săn bão đã giúp xác nhận rằng lốc xoáy có thể hình thành từ mặt đất lên. Những hình ảnh này thậm chí còn có ý nghĩa hơn khi biến đổi khí hậu đang ngày càng nguy hiểm, dẫn đến những cơn bão mạnh hơn, kéo theo những điều kiện hủy diệt đối với những người bị mắc kẹt trên đường đi của chúng.
Thang đo Fujita đo cường độ của các cơn lốc xoáy, từ yếu nhất ở điểm F0 đến mạnh nhất được mã hóa F5. Hệ thống phân loại không chỉ tính đến mức độ lớn hay mức độ mạnh của gió mà còn tính đến mức độ tàn phá mà chúng gây ra.
“Bạn có thể chứng kiến một cơn lốc xoáy thực sự lớn nhưng chúng vẫn có thể bị hạ cấp vì không gây ra bất kỳ sự hủy diệt nào. Lốc xoáy thực sự hơi tàn bạo”, cô nói.
Để giữ an toàn, Krystle, cựu phóng viên ảnh Sydney Morning Herald, nói rằng cô ấy làm việc theo nhóm. Đối tác thường xuyên của cô chính là người săn bão kỳ cựu Nick Moir, người đã cố vấn cho Krystle trong mùa giải đầu tiên vào năm 2018 khi cô sản xuất một bộ phim ngắn về tác phẩm nhiếp ảnh có tựa đề Chasing Monsters (theo đuổi Quái thú).
Cô nói, rủi ro lớn nhất đối với những kẻ theo đuổi bão thường không phải là thời tiết, mà là những tai nạn đường bộ do lái xe trong lúc thiếu ngủ. Vào tháng 5, 3 sinh viên khoa khí tượng đang trở về sau khi đuổi theo một cơn lốc xoáy ở Kansas đã thiệt mạng khi chiếc xe của họ bị thủy kích và di chuyển vào dòng xe cộ đi lại.
Krystle, người gần đây cũng đã tham gia trò đuổi bắt bão trong rừng, cho biết mặc dù cô đã học được kinh nghiệm để tin vào bản năng của mình, nhận biết xung quanh và đề phòng, cô cũng đã học cách chấp nhận những điều chưa biết.
“Đó là điều đương nhiên của phiêu lưu, luôn có rủi ro đi kèm”, cô cười. "Bạn cố gắng giảm thiểu nó, nhưng đôi khi mọi thứ chỉ đơn giản là sai”.