[Ảnh] Bên trong một nhà máy dầu ở Pittsburgh năm 1940

Mai Nguyễn (Theo The Guardian) 18/08/2022 14:00

Giai cấp, chủng tộc và cuộc sống những người lao động được mổ xẻ trong những bức ảnh chụp vào năm 1940 của Gordon Parks cho Nhà máy dầu Penola ở Pittsburgh, Pennsylvania, Mỹ.

Ông Roy Stryker của Công ty Dầu tiêu chuẩn đã ủy quyền cho Gordon Parks đi đến Pittsburgh, Pennsylvania và lập hồ sơ về Nhà máy dầu Penola. Gordon đã dành 2 năm để chụp ảnh các công nhân phía trong nhà máy cùng những công việc hàng ngày của họ, những tư liệu quan trọng đối với lịch sử của thành phố.

Phòng của thợ đóng thùng, nơi các thùng phuy và thùng chứa lớn được cải tạo lại. Ảnh: The Guardian.
Phòng của thợ đóng thùng, nơi các thùng phuy và thùng chứa lớn được cải tạo lại. Ảnh: The Guardian.

Tại đây, những công nhân thường sẽ bắt đầu tráng các thùng phuy chứa dầu trong dung dịch kiềm sôi đã được làm sạch khỏi dầu mỡ và bụi. Những hình ảnh được dàn dựng, chiếu sáng và sáng tác một cách công phu, đã cho thấy phạm vi hoạt động của người lao động trong nhà máy, kể cả là người da đen hay da trắng, đều sẽ được phân chia theo vai trò, chủng tộc và giai cấp.

Công nhân trong nhà điện. Ảnh: The Guardian.
Công nhân trong nhà điện. Ảnh: The Guardian.
Một thợ đun nước đổ chất bôi trơn vào máy móc. Ảnh: The Guardian.
Một thợ đun nước đổ chất bôi trơn vào máy móc. Ảnh: The Guardian.
Chân dung một công nhân trong nhà máy. Ảnh: The Guardian.
Chân dung một công nhân trong nhà máy. Ảnh: The Guardian.

Các bức ảnh được sử dụng để tiếp thị và được cung cấp cho các tờ báo địa phương và quốc gia, cũng như các tạp chí và bản tin của nhà máy. Đây không chỉ là một tài liệu về ngành công nghiệp dầu khí; mà còn là một cuộc khám phá lao động, sự phân chia kinh tế và giai cấp xã hội ở nước Mỹ thời chiến tranh thế giới thứ hai.

Một công nhân tại nhà máy đóng thùng. Ảnh: The Guardian.
Một công nhân tại nhà máy đóng thùng. Ảnh: The Guardian.
Những chiếc ấm ba tầng khổng lồ được làm nóng bằng các tia khí bao quanh đáy. Ảnh: The Guardian.
Những chiếc ấm ba tầng khổng lồ được làm nóng bằng các tia khí bao quanh đáy. Ảnh: The Guardian.

Một số loại mỡ cần mức nhiệt độ lên tới hơn 230 độ C để tan chảy, trong khi những loại khác tan chảy ở 38 độ C. Trong những bức ảnh của mình, Gordon Parks đã tôn vinh những lao động người Mỹ như những vị anh hùng thực sự - những người đã giữ cho nhà máy dầu mỡ hoạt động và đủ sức cung cấp nguyên liệu cho quân đội ngoài tiền tuyến trong thời chiến.

Công nghiệp đã biến Pittsburgh trở thành thành phố như ngày nay - một chương lịch sử tiếp tục ghi lại những trải nghiệm và danh tính của những cư dân hiện tại.

Nhiều người thân của những công nhân Nhà máy dầu Penola năm 1940 có thể vẫn đang sống ở Pittsburgh, và ấn phẩm này nhằm tôn vinh họ cùng những đóng góp của họ cho thành phố vĩ đại này.

Những thùng dầu đang chờ vận chuyển. Ở phía sau là các thùng chứa đang được đổ dầu. Ảnh: The Guardian.
Những thùng dầu đang chờ vận chuyển. Ở phía sau là các thùng chứa đang được đổ dầu. Ảnh: The Guardian.
Công nhân đổ một ấm mỡ nóng, sử dụng găng tay amiăng để di chuyển chảo. Ảnh: The Guardian.
Công nhân đổ một ấm mỡ nóng, sử dụng găng tay amiăng để di chuyển chảo. Ảnh: The Guardian.
William B Wilson, thợ làm dầu, chuyển một thùng dầu nhớt. Ảnh: The Guardian.
William B Wilson, thợ làm dầu, chuyển một thùng dầu nhớt. Ảnh: The Guardian.
Các nhà sản xuất dầu đi lên bằng thang máy vận chuyển hàng hóa đến các trạm làm việc của họ. Ảnh: The Guardian.
Các nhà sản xuất dầu đi lên bằng thang máy vận chuyển hàng hóa đến các trạm làm việc của họ. Ảnh: The Guardian.

Mai Nguyễn (Theo The Guardian)