Tìm thấy 'siêu quái vật' sống sót qua đại tuyệt chủng kỷ Phấn Trắng

Minh Tuấn (Sci News) 22/08/2022 15:32

66 triệu năm về trước, một sự kiện tuyệt diệt đã khiến kỷ Phấn Trắng gần như "bay màu" khỏi Trái đất. Tuy nhiên, giới khoa học đã phát hiện ra một loài cá "quái vật" đã sống sót qua kỷ nguyên chết chóc đó.

Atractosteus grandei tồn tại được thêm 1.500 - 2.500 năm kể từ tiểu hành tinh Chicxulub rơi xuống Trái đất, tạo nên một sự kiện hủy diệt kinh hoàng - nguyên nhân chính đằng sau sự tuyệt chủng hàng loạt cuối kỷ Phấn trắng. Khoảng 75% các loài động vật và thực vật đã bị xóa xổ hoàn toàn trên Trái đất tại thời điểm đó, bao gồm cả giống loài đứng đầu chuỗi thức ăn như khủng long.

Còn có tên gọi là Gars - Cá vây tia, loài cá này là một nhóm euryhaline nguyên thủy trong họ Lepisosteidae. Có bảy loài cá Gars thuộc họ Hai Chi: Atractosteus và Lepisosteus. Những cá thể đầu tiên xuất hiện trong kỷ Jura muộn, khoảng 150 triệu năm trước.

Tuy chúng không thuộc dòng họ khủng long nhưng có vẻ ngoài khá giống một sản phẩm pha tạp giữa các thương long, ngư long và cá sấu.

Chúng có thân hình mảnh khảnh như một quả ngư lôi cùng với lớp vảy láng, mõm dài và nhiều răng. Chúng chủ yếu sinh sống ở vùng nước ngọt, mặc dù một số đã biết bơi vào các khu vực nước mặn gần bờ biển. Những cá thể Gars được tìm thấy rải rác khắp miền đông Bắc Mỹ, ở phía tây như Montana (Mỹ), phía nam như Trung Mỹ và Cuba, phía bắc như Nam Quebec (Canada).

"Kích thước của Atractosteus grandei ước tính khoảng 1,4 - 1,5 m (4,6 - 4,9 feet), đồng nghĩa với việc đó là cá thể Gars lớn nhất Bảo tàng Stamford và Trung tâm Tự nhiên", Chase Doran Brownstein, nhà cổ sinh vật học thuộc Đại học Yale và Trung tâm Tự nhiên và Bảo tàng Stamford

Nhà cổ sinh vật học Chase Doran Brownstein từ Đại học Yale và cộng sự Tyler Lyson từ Bảo tàng Tự nhiên và khoa học Denver (Mỹ) đã phân tích hóa thạch của loài cá cổ đại này, được tìm thấy ở phần thấp nhất của Hệ tầng Fort Union ở Quận Bowman, Bắc Dakota.

Mẫu vật đã 66 triệu năm tuổi, là mốc thời gian cận kề với đại tuyệt chủng khủng long gây nên bởi sự va chạm của tiểu hành tinh Chicxulub, nhưng tồn tại lâu hơn đến tận 1.500 - 2.500 năm.

"Mẫu vật được bảo quản trong một khối đá bùn có màu nâu nhạt, rất dễ vỡ, phủ trên lớp than non dày 8 cm, một môi trường lắng đọng nước", Tiến sĩ Brownstein giải thích. Mẫu vật bao gồm một hộp sọ có khớp nối và ở đúng vị trí hàm dưới, cũng như một loạt các đốt sống, xương sườn, vảy....

Hộp sọ (a) và một phần bộ xương (b) của Atractosteus grandei ở mặt lưng. Ảnh: Chase Doran Brownstein & Tyler R. Lyson.

Việc phát hiện ra Atractosteus Grandei cho thấy các hệ sinh thái nước ngọt lành mạnh đã tồn tại ở Bắc Mỹ trong vòng hàng ngàn năm kể từ cuộc đại tuyệt chủng kỷ Phấn Trắng.

Các nhà cổ sinh vật học phân tích: Sự tuyệt chủng hàng loạt cuối kỷ Phấn trắng là nguyên nhân gây ra sự phá hủy các hệ sinh thái toàn cầu và làm mất đi khoảng 3/4 sự đa dạng loài cách đây 66 triệu năm.

Sự hiện diện của loài sinh vật đại thực vật nước ngọt này khoảng 1.500 - 2.500 năm sau tác động của tiểu hành tinh cho thấy sự phục hồi và tập hợp lại nhanh chóng của mạng lưới thức ăn nước ngọt và hệ sinh thái Bắc Mỹ sau cuộc đại tuyệt chủng hàng loạt.

Minh Tuấn (Sci News)