Pakistan: Số người chết vì lũ lụt vượt qua 1.000 người trong 'thảm họa khí hậu'
Lũ quét do mưa lớn đã cuốn trôi các ngôi làng và mùa màng, khiến hàng nghìn cư dân sơ tán đến các trại cứu trợ an toàn và hàng nghìn người Pakistan khác phải di tản.
Ngày 29/8, các quan chức cho biết, số người chết vì lũ lụt trên diện rộng ở Pakistan đã lên đến con số 1.000 người kể từ giữa tháng Sáu, khi Bộ trưởng Khí hậu nước này gọi mùa gió 'chết người' năm nay là “một thảm họa khí hậu nghiêm trọng”.
Lũ quét do mưa lớn đã cuốn trôi các ngôi làng và mùa màng khi binh lính và các nhân viên cứu hộ sơ tán cư dân mắc kẹt đến các trại cứu trợ an toàn và cung cấp lương thực cho hàng nghìn người Pakistan phải di tản.
Cơ quan Quản lý Thảm họa Quốc gia Pakistan báo cáo số người chết kể từ khi mùa gió bắt đầu sớm hơn bình thường năm nay - vào giữa tháng 6 - lên tới 1.061 người sau khi các trường hợp tử vong mới được báo cáo ở các tỉnh khác nhau.
Sherry Rehman, một thượng nghị sĩ Pakistan và là quan chức khí hậu hàng đầu của đất nước, cho biết trong một video đăng trên Twitter rằng, Pakistan đang trải qua một "thảm họa khí hậu nghiêm trọng, một trong những thảm họa khó khăn nhất trong thập kỷ".
“Hiện tại, chúng ta đang ở điểm 0 của tuyến đầu giữa các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, trong một dòng sóng nhiệt không ngừng, cháy rừng, lũ quét, nhiều đợt bùng phát hồ băng, các trận lũ lụt và giờ là cơn gió mùa quái vật của thập kỷ đang tàn phá - đứng đầu tàn phá khắp đất nước", cô nói. Tuyên bố trên camera đã được đại sứ của nước này tại Liên minh châu Âu đăng lại.
Lũ lụt từ sông Swat qua đêm đã ảnh hưởng đến tỉnh Khyber Pakhtunkhwa ở phía Tây Bắc, nơi hàng chục nghìn người - đặc biệt là ở các quận Charsadda và Nowshehra - đã phải sơ tán khỏi nhà của họ đến các trại cứu trợ được thiết lập trong các tòa nhà chính phủ. Kamran Bangash, người phát ngôn của chính quyền tỉnh, cho biết nhiều người cũng đã trú ẩn trên các lề đường.
Bangash cho biết, khoảng 180.000 người đã được sơ tán khỏi Charsadda và 150.000 từ các làng của huyện Nowshehra.
Ông Khaista Rehman, 55 tuổi, đã trú ẩn cùng vợ và ba con bên đường cao tốc Islamabad-Peshawar sau khi nhà của ông ở Charsadda bị nhấn chìm qua đêm.
“Cảm ơn Chúa, giờ đây chúng tôi đã an toàn trên con đường cách khu vực ngập lụt khá cao này", ông nói. “Mùa màng của chúng tôi đã biến mất và ngôi nhà cũng đã bị phá hủy nhưng tôi biết ơn Allah rằng chúng tôi vẫn còn sống và tôi sẽ bắt đầu lại cuộc sống với các con trai của mình”.
Đợt gió mùa chưa từng có đã ảnh hưởng đến cả 4 tỉnh trên khắp cả nước. Gần 300.000 ngôi nhà đã bị phá hủy, nhiều con đường không thể đi qua và tình trạng mất điện trên diện rộng, ảnh hưởng đến hàng triệu người.
Ông Rehman nói với hãng tin TRT World của Thổ Nhĩ Kỳ rằng, vào thời điểm mưa rút đi, "chúng ta có thể có một phần tư hoặc một phần ba diện tích Pakistan dưới nước".
Đây là một cuộc khủng hoảng toàn cầu và tất nhiên con người sẽ cần quy hoạch tốt hơn và phát triển bền vững trên thực địa. Trái đất sẽ cần có các loại cây trồng cũng như công trình chống chịu với khí hậu.
Vào tháng 5, cả miền Bắc và miền Nam Pakistan đều phải chứng kiến những hiện tượng thời tiết cực đoan do nhiệt độ tăng cao. Vì vậy, ở phía Bắc thực sự vừa rồi Pakistan đang trải qua những gì được gọi là lũ lụt bùng phát từ hồ băng bởi đây là quốc gia nơi có số lượng sông băng cao nhất bên ngoài vùng cực.
Chính phủ đã triển khai binh sĩ để giúp các cơ quan dân sự trong các hoạt động cứu hộ và cứu trợ trên khắp đất nước. Quân đội Pakistan cũng cho biết trong một tuyên bố đã vận chuyển 22 du khách bị mắc kẹt trong một thung lũng ở miền Bắc đất nước đến nơi an toàn.
Thủ tướng Shabaz Sharif đã tới thăm các nạn nhân lũ lụt ở thành phố Jafferabad ở Baluchistan. Ông hứa rằng Chính phủ sẽ cung cấp nhà ở cho tất cả những người bị mất nhà cửa.