Phân biệt mụn trứng cá do thuốc và mụn trứng cá thông thường
Mụn trứng cá thông thường có thể phát triển ở những người không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Ngược lại, mụn do thuốc chỉ xảy ra sau khi sử dụng một loại thuốc có thể gây mụn.
Theo SKĐS, mụn trứng cá là một tình trạng da phổ biến gây ra các nốt đỏ / tổn thương bị viêm xuất hiện trên mặt, cổ, vai và các vùng khác.
Mụn trứng cá do thuốc xảy ra như một phản ứng bất lợi của cơ thể với một số loại thuốc được dùng để điều trị nhiều tình trạng khác nhau. Thuốc có khả năng gây ra phản ứng miễn dịch qua trung gian tế bào bất thường trong cơ thể.
Các loại thuốc có thể gây ra mụn trứng cá:
Một số loại thuốc có chứa nội tiết tố androgen và corticosteroid
Hormone như estrogen và progesterone (có trong một số biện pháp tránh thai)
Thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau như ung thư, trầm cảm, động kinh, lao...
Các vitamin như B-complex
Một số chất ức chế miễn dịch...
Mụn trứng cá do thuốc có thể khởi phát chậm. Trong một số trường hợp, sự xuất hiện của các dấu hiệu và triệu chứng không được quan sát ngay lập tức sau khi bắt đầu hoặc sử dụng thuốc; có thể mất vài tuần, thậm chí vài tháng để mụn phát triển.
Các dấu hiệu và triệu chứng của mụn trứng cá do thuốc có thể như sau:
Mặt, cổ, ngực, lưng và vai là những vị trí da thường bị tổn thương do mụn trứng cá.
Các tổn thương da được phân loại là viêm và không viêm: Các tổn thương viêm có thể bao gồm u nang, nốt sần, sẩn và mụn mủ; Các tổn thương không viêm có thể bao gồm mụn đầu trắng và mụn đầu đen.
Nốt và u nang da nằm sâu trong da có thể gây sẹo trên da, có thể vĩnh viễn.
Mụn trứng cá do thuốc khác với mụn trứng cá thông thường ở những đặc điểm sau:
Tiền sử dùng thuốc: Mụn trứng cá thông thường có thể phát triển ở những người không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Ngược lại, mụn do thuốc chỉ xảy ra sau khi sử dụng một loại thuốc có thể gây mụn.
Tuổi khởi phát: Mụn trứng cá thông thường phổ biến nhất ở thanh thiếu niên và phát triển dần dần, trong khi mụn trứng cá do thuốc có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường bắt đầu đột ngột.
Vị trí: Mụn trứng cá thường xuất hiện trên mặt, lưng, ngực và / hoặc vai vì các tuyến sản xuất dầu ở da (tuyến bã nhờn) ở những vùng này của cơ thể có xu hướng sản xuất nhiều. Thuốc dẫn đến mụn do thuốc cũng có thể tạo ra những tổn thương do mụn ở những vùng này, nhưng cũng có thể tạo ra những tổn thương do mụn ở những vị trí bất thường, như cẳng chân và mu bàn tay.
Các loại tổn thương: Mụn trứng cá thông thường thường tạo ra nhiều loại tổn thương khác nhau, bao gồm mụn đầu trắng, mụn đầu đen, sẩn, mụn mủ, nốt sần và mụn nang. Ngược lại, mụn trứng cá do thuốc thường chỉ tạo ra sẩn và mụn mủ, là những vết sưng đỏ trên da.
Việc điều trị mụn trứng cá do thuốc được xem xét tùy theo từng trường hợp và có thể dựa trên loại thuốc gây ra các dấu hiệu và triệu chứng:
Ngừng dùng thuốc gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên việc ngừng thuốc phải có ý kiến của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý ngừng.
Sử dụng thuốc sát trùng, thuốc bôi kháng sinh, gel, thuốc bôi và kem chống viêm.
Trong trường hợp mụn trứng cá nặng, isotretinoin có thể được kê đơn (không dùng cho phụ nữ mang thai). Tuy nhiên, có thể có một số tác dụng phụ bất lợi đối với thuốc này và do đó bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ.
Trong thời gian bị mụn trứng cá, tốt hơn hết là thực hiện một số thay đổi về chế độ ăn uống, như tránh các loại thực phẩm (các sản phẩm từ sữa, thực phẩm giàu đường, khoai tây chiên) làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Chăm sóc bản thân, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ (đặc biệt là mặt và tay), tránh sờ / làm vỡ mụn nước, tránh trang điểm và thoa kem nhiều dầu, uống nhiều nước... là những cách làm đơn giản có thể đảm bảo mụn nhanh khỏi hơn.
Biểu hiện của mụn trứng cá
Các triệu chứng của mụn trứng cá bao gồm sưng đỏ xung quanh vùng có mụn và xuất hiện những nốt nhỏ màu đỏ. Nếu lỗ chân lông bị bít tắc vỡ ra, tình trạng sưng và những mụn đỏ sẽ càng nhiều, những mụn nằm sâu bên trong da có thể gây đau đớn nghiêm trọng hơn. Hầu hết mụn thường xuất hiện ở trên mặt, nhưng cũng có thể ở trên cổ, lưng, ngực và vai. Mụn và các vết sẹo do mụn để lại có thể ảnh hưởng đến tâm lý, dẫn đến stress và trầm cảm.
Một số mẹo để kiểm soát mụn trứng cá
- Rửa mặt hai lần một ngày và sau khi đổ mồ hôi nhiều. Ra mồ hôi làm tình trạng mụn nặng thêm.
- Sử dụng tay sạch để rửa mặt nhẹ nhàng, dùng các loại sữa rửa mặt không ăn mòn da. Việc sử dụng khăn lau hoặc miếng bọt biển có thể gây kích ứng da.
- Tránh việc tẩy mụn.
- Cạo râu cẩn thận.
- Gội đầu thường xuyên. Nếu như tóc có nhiều dầu thì gội đầu hàng ngày. Không để tóc chạm vào mặt.
- Tránh chạm tay vào mặt, điều đó có thể làm xuất hiện mụn và mụn tái phát nặng hơn.
- Lựa chọn và sử dụng sản phẩm trang điểm cẩn thận. Chọn những sản phẩm không chứa dầu và phải tẩy trang cẩn thận trước khi ngủ.
- Tránh ánh nắng mặt trời và không dùng giường ngủ bọc da.Vì một số thuốc điều trị mụn có thể làm cho da trở nên cực kì nhạy cảm với ánh nắng và các đồ dùng bằng da.
- Chọn dùng những thuốc/sản phẩm không cần kê đơn phù hợp với làn da của bạn. Các loại kem, sữa rửa mặt và xà bông có những cơ chế tác động khác nhau để giảm tiết dầu ở lỗ chân lông. Bạn có thể phải thử vài loại trước khi tìm ra được một loại phù hợp cho mình.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu nếu như các thuốc/sản phẩm không cần kê đơn đã dùng nhưng không có hiệu quả.
- Không được nặn mụn.
Nếu như tình trạng mụn làm bạn chán nản, hãy đến gặp bác sĩ da liễu ngay lập tức.