Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng được lưu truyền từ đời này tới đời khác, đến nay không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian trong đồng bào dân tộc Lô Lô và những giá trị truyền thống của dân tộc này vẫn được gìn giữ hầu như nguyên vẹn.
Lễ rửa làng dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, Hà Giang) 3 năm tổ chức một lần vào ngày 15/5 và 5/6 âm lịch, người dân trong vùng tập trung lại họp bàn trong dòng họ dân tộc Lô Lô để bàn bạc chuẩn bị mua đồ lễ, mời thầy cúng làm lễ.
Theo phong tục người Lô Lô cúng xong 9 ngày sau không cho người lạ vào trong làng, với ý nghĩa người lạ vào làng là phần cúng đó không thành công, tà ma lại quay về. Và phạt người lạ đó mua lễ vật rồi bắt đầu cúng lại lần nữa.
Những lễ vật sống dâng cúng sẽ được các chàng trai (4 người phụ lễ) mang đi làm thịt tại ngã ba đường, khi luộc chín lấy bộ lòng dê và 3 rẻ xương sườn dê mang về cúng lần thứ 2, xong lấy tiết dê bôi lên thanh kiếm phu xi mà luồn qua cỏ ranh mang về treo trên cửa chính của hộ gia đình, trong đó treo trên cửa chính là 5 thanh kiếm đã được bôi tiết dê, 2 thanh kiếm đã bôi tiết dê để hai bên cửa chính, 2 thanh kiếm còn lại cắm ngoài cổng phụ trước cửa gia chủ.
2 con dê và con gà được làm thịt tại ngã ba, mọi người phải ăn hết thịt, uống hết rượu mới được về, không ai được mang thịt, rượu về nhà. Nếu mang về thì tà ma sẽ theo mình về, và lần cúng đó không thành công.
Quan niệm người Lô Lô ăn thịt, uống rượu phải ăn hết tại đó thì làng bản mới ấm non, bình an, hạnh phúc.