Lạng Giang: Công nghiệp tăng trưởng tạo 'cơn khát' về nhà ở
Được xem là vùng đất “hứa” cho phát triển khu công nghiệp tại Bắc Giang, huyện Lạng Giang đã và đang thu hút mạnh dòng tiền từ các doanh nghiệp trong, ngoài nước, kéo theo sự tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản liền kề.
Hơn 1.200 ha đất cho công nghiệp
Lạng Giang hiện đang có 7 cụm công nghiệp với quy mô lên đến 270 ha, trong đó cụm công nghiệp Tân Dĩnh – Phi Mô (18 ha); Vôi - Yên Mỹ (13 ha); Nghĩa Hòa (66 ha); Non Sáo (23 ha); Đại Lâm (50 ha); Hương Sơn (65 ha); Tân Hưng (49 ha).
Trên địa bàn đang có hơn 30 doanh nghiệp hoạt động với quy mô đầu tư trên 10.000 tỷ đồng. Số lao động tại các Khu Công nghiệp (KCN) trên địa bàn hiện có trên 10.000 công nhân.
Đặc biệt, trong định hướng trở thành tỉnh công nghiệp “top đầu” của phía Bắc. Bắc Giang sẽ quy hoạch thêm 29 KCN và 63 cụm công nghiệp (CCN) với quy mô lên tới trên 10.000 ha. Trong đó, Lạng Giang sẽ trở thành thủ phủ công nghiệp mới của Bắc Giang với quy hoạch mới thêm 6 KCN và 3 CCN có quy mô lên đến hơn 1.200 ha. Nổi bật là các KCN Nghĩa Hưng (quy mô 320 ha), KCN An Hà (300 ha), KCN Thái Đào - Tân An (130 ha), KCN Mỹ Thái (150 ha), KCN Tân Hưng (155 ha).
Hiện nay, các KCN hiện hữu tại Bắc Giang có quy mô khoảng 2.000 ha, chưa tính mở rộng, trong khi đó định hướng của Lạng Giang sẽ có 1.200 ha đất để phát triển KCN. Với quy mô như vậy, Lạng Giang đang từng bước được định hướng là trung tâm phát triển KCN mới của tỉnh Bắc Giang và khu vực phía Bắc.
Với những bước đi nhanh, nhưng rất vững chắc, huyện Lạng Giang đang ngày càng chứng tỏ vị thế của mình trên bản đồ công nghiệp của tỉnh Bắc Giang. Huyện đã và đang chuẩn bị sẵn sàng các tiền đề để đón “đại bàng” lớn về làm tổ.
Bất động sản liền kề tăng trưởng mạnh nhưng vẫn “khan”
Cũng nằm trong định hướng phát triển tỉnh Bắc Giang, Lạng Giang được quy hoạch lên đô thị loại IV với trung tâm là thị trần Vôi mở rộng. Chính vì vậy, khu vực này đang được đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng, giao thông, y tế, giáo dục, thương mai dịch vụ để đáp ứng nhu cầu phát triển của huyện.
Với lợi thế tập trung ngày càng nhiều doanh nghiệp, các tập đoàn quốc tế lớn, Lạng Giang đang có hàng chục nghìn chuyên gia, kỹ sư trong và ngoài nước sinh sống và làm việc. Kèm theo đó là lực lượng lao động "khủng" tại đây vẫn tăng đều đặn qua từng năm.
Theo quy luật cung cầu tất yếu, nguồn lao động lớn sẽ tạo ra nguồn cầu lớn về thị trường nhà đất và các dịch vụ tiện ích xã hội kèm theo. Xung quanh các khu công nghiệp tại sẽ nhanh chóng hình thành các khu đô thị, dân cư sầm uất, thương mại, dịch vụ phong phú. Tuy nhiên, hiện tại cung vẫn không đủ cầu đã kéo theo xu hướng đầu tư đất nền gần kề khu công nghiệp nở rộ.
Các chuyên gia nhận định sở dĩ nhiều doanh nghiệp tay đầu tư vào bất động sản gần khu công nghiệp là do dòng sản phẩm này sẽ bù đắp vào nhu cầu nhà ở đang thiếu hụt tại khu vực. Đồng thời đem lại lợi nhuận kép từ việc kết hợp khai thác kinh doanh buôn bán, đầu tư cho thuê.
Đề xuất chuyển đổi nhà ga đường sắt Kép trở thành Ga Quốc tế, cho phép thông quan trực tiếp tại Ga Kép. Như vậy, trong tương lai gần, hàng hóa đổ về Lạng Giang sẽ rất nhiều và thông quan trực tiếp tại đây thay vì phải lên tận Lạng Sơn hoặc về Hà Nội mới được thông quan như trước đây. Điểm đột phá này sẽ biến Lạng Giang thành trung tâm logistic của phía Bắc, giảm tải cho các cửa khẩu.
Xây dựng khu công viên giải trí, thể thao văn hóa huyện Lạng Giang với quy mô lên đến 50 ha. Đây là công trình trọng điểm góp phần đưa Lạng Giang sớm đủ điều kiện được công nhận là đô thị loại IV.
Mở rộng thị trấn Vôi, biến nơi đây trở thành trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa giải trí sầm uất của huyện. Tập trung nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển các khu đô thị lớn, tạo ra bộ mặt khang trang cho thị trấn Vôi. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, xây mới nhiều trường học đạt tiêu chuẩn quốc gia, nâng cấp dịch vụ y tế, khuyến khích xây dựng các khu đô thị mới trên địa bàn.
Nắm bắt được xu thế, trong những năm vừa qua, Công ty CP Thương mại Tuấn Mai đã tập trung nguồn lực tài chính để xây dựng Khu đô thị mới phía Tây thị trấn Vôi (Rùa Vàng City). Đến nay, Khu đô thị Rùa Vàng City đã hình thành và đi vào hoạt động, giải quyết “cơn khát” nhà ở của người dân cũng như cán bộ công chức, công nhân lao động trên địa bàn.
Đây là một trong những dự án tiêu biểu, được ví như “đoá hoa” góp phần làm thay đổi toàn diện bộ mặt của thị trấn Vôi cũng như huyện Lạng Giang. Tổng hoà các yếu tố “kim cương” của một đô thị tầm vóc như vị trí tiềm năng, không gian sống trong lành, hài hòa các tiện ích … Khu đô thị Rùa Vàng City vừa là nơi an cư lý tưởng, vừa mang lại những cơ hội đầu tư sinh lời cho chủ sở hữu.
Khu đô thị Rùa Vàng City là dự án tiên phong phát triển theo mô hình khu đô thị khép kín, được quy hoạch đồng bộ với hạ tầng hiện đại cùng hệ thống tiện ích nội khu đa dạng. An cư tại đây cũng đồng nghĩa với việc cư dân sẽ hưởng lợi từ những đặc quyền tiện ích, như công viên điều hoà, phố ẩm thực, sân vận động, trường học, trung tâm thương mại… Tất cả là sự kết hợp hài hòa để kiến tạo một cuộc sống an cư lý tưởng.
Bắc Giang được quy hoạch là vùng công nghiệp trọng điểm của phía Bắc
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 17/02/2022 về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó nhấn mạnh Đến năm 2030, Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, quy mô GRDP đứng trong nhóm 15 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước và đứng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Về kinh tế, tỉnh Bắc Giang đặt mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021 - 2030 đạt khoảng 15 - 16%. Cơ cấu kinh tế, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 66 - 67% (công nghiệp chiếm 60%). GRDP bình quân đầu người năm 2030 đạt khoảng 9.800 USD. Theo tổng cục thống kê tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh Bắc Giang quý I/2022 đạt trên 15%, quý II đạt trên 36% và 6 tháng đầu năm ước trên 24% dẫn đầu cả nước.