Một số đơn vị trực thuộc Bộ GDĐT sai phạm trong thực hiện dự án đầu tư
Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều thiếu sót, sai phạm tại một số đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) trong quá trình thực hiện dự án đầu tư cho giáo dục, đào tạo.
Thực hiện chương trình kế hoạch thanh tra được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) ban hành Quyết định số 658/QĐ-TTCP ngày 18/9/2019 về việc thanh tra chuyên để công tác quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và đã ban hành Kết luận thanh tra số 955/KL-TTCP ngày 14/9/2022. Kết luận thanh tra đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và giao cho các đơn vị thực hiện (Văn bản số 4136/VPCP-V.I ngày 18/11/2022 của Văn phòng Chính phủ.
Cuối tháng 12, Phó Tổng TTCP Trần Ngọc Liêm đã ký thông báo kết luận thanh tra số 2303 chuyên đề công tác quản lý Nhà nước về giáo dục, đào tạo trong thời kỳ từ ngày 1/1/2014 đến ngày 31/12/2018.
Tại kết luận thanh tra, TTCP đã chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm tại một số đơn vị trực thuộc Bộ GDĐT.
Cụ thể, trong quá trình quản lý, triển khai, thực hiện dự án đầu tư cho giáo dục, đào tạo của 9 đơn vị trực thuộc Bộ này (gồm: Ban Quản lý các dự án Bộ GDĐT, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Nha Trang Trường Đại học Nông Lâm TP HCM, Trường Đại học Kiên Giang), TTCP nhận thấy về lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế và dự toán (đơn vị tư vấn lập thiết kế và dự toàn năng lực còn hạn chế, hồ sơ thiết kế còn thiếu sót; khảo sát, đánh giá hiện trạng còn sơ sài không phản ánh đúng thực tế, xác định chi phí tư vấn không đúng quy định, xác định khối lượng chưa chính xác, tinh khối lượng một số công việc không có cơ sở; áp dụng đơn giá không dùng quy định, không phù hợp với công việc, áp dụng một số mã hiệu đơn giả, định mức không đúng quy định làm tăng tổng dự toán; xác định không đúng định mức tỉ lệ chi phí chung, chi phí hạng mục chung làm tăng giả gửi thầu không đúng quy định; giám sát tác giả còn nhiều thiếu sót dẫn đến việc nghiệm khối lượng hoàn thành không đúng thực tế; chỉ định vật liệu trong dự toán thiết kế không đúng quy định...
Đơn vị thẩm tra thiết kế không phải hiện được những nội dung nêu trên của đơn vị tư vấn thiết kế, chưa thực hiện thẩm tra, thẩm định dự toán xây dựng công trình điều chỉnh theo quy định; quyết định phê duyệt thay đổi thiết kế bổ sung công việc trần thạch cao sau khi đơn vị thi công đã hoàn thành công tác trát dầm, trần trong nhà gây lãng phí nguồn vốn đầu tư (Trường Đại học Nông Lâm TP HCM: 2.053,797 triệu đồng. Trường Đại học Nha Trang: 613,793 triệu đồng).
Về đấu thầu lựa chọn nhà thầu: Phê duyệt dự toán gói thầu nhưng chưa thực hiện thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu (HSMT) có một số công việc trong Hạng mục chung không trùng các mục công việc quy định, một số công việc trong Hạng mục chung trong HSMT không có trong Dự toán gói thầu được duyệt; lập, trình phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu có gói thầu Bảo cáo đánh giả các động môi trường không đúng quy định; có gói thầu thiết kế áp dụng không đúng loại, cấp công trình làm tăng chi phi thiết kế (Trường Đại học Nông Lâm TP HCM: 399,874 triệu đồng); trình phê duyệt thi tuyển phương án kiến trúc công trình không thuộc quy định phải thi tuyên kiến trúc, trình hình thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định thầu vượt hạn mức quy định...).
Về thực hiện gói thầu cung cấp thiết bị: Một số gói thầu cung cấp thiết bị chậm tiến độ bị xử phạt; điều chỉnh xuất xử, ký hiệu, mã hiệu và hãng sản xuất của một số thiết bị so với hợp đồng nhưng chưa thực hiện ký phụ lục hợp đồng theo quy định tại Khoản 3 Điều 63 Luật Đấu thầu; đơn vị thụ hưởng dự án chưa thực hiện khai bảo các thiết bị bức xạ theo quy định; cả hợp đồng mua sắm thiết bị không thể hiện xuất xứ thiết bị, hãng thiết bị không đúng theo quy định về việc ký hợp đồng; một số thiết bị không ghi model hoặc model không chính xác như HSDT có một số thiết bị từ khi nhận bàn giao đến nay chưa được sử dụng...
Về thực hiện gói thầu xây lắp, do việc lập định mức dự toán, đơn giá vật liệu chưa chính xác của đơn vị lập dự toán thiết kế, khối lượng nghiệm thu cao hơn thực tế thi công dẫn đến phải giảm trừ giá trị dự toán, thanh toán, quyết toán, thu hồi số tiền 9.213,981 triệu đồng.
Trước những sai phạm kể trên, TTCP yêu các 9 đơn vị trực thuộc Bộ GDĐT chấn chỉnh công tác quản lý, triển khai thực hiện dự án đầu tư cho giáo dục, đào tạo về: Lập, trình phê duyệt chủ trương, trình phê duyệt dự án đầu tư, lập thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế và dự toán; xác định giá gói thầu, trinh kế hoạch lựa chọn nhà thầu, đấu thầu thực hiện dự án; tổ chức thực hiện các gói thầu của dự án (quản lý khối lượng, đơn giá, tiến độ, hợp đồng thi công xây lắp, hợp đồng cung cấp thiết bị...) theo đúng quy định của pháp luật.
Chủ đầu tư các dự án tổ chức rà soát lại hồ sơ các gói thầu chưa được kiểm tra, kiểm toán; căn cứ khối lượng thi công thực tế, kết quả thanh tra cụ thể đối với ting gói thầu, xác định lại giá trị công trình trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán; có văn bản yêu cầu các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra thiết kế - dự toán, tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án, đơn vị được ủy thác quản lý dự án kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể và cá nhân có liên quan đến thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm được nêu trong kết luận thanh tra và phải chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, Ban Quản lý các dự án của Bộ GDĐT yêu cầu bên mời thầu, đơn vị thi công lập dùng các danh mục các công việc của hạng mục chung, phê duyệt dự toán (nếu có) để thanh toán dúng mục công việc theo quy định ; thẩm định tinh chính xác của dự toán phát sinh trước khi phê duyệt quyết toán.
Đối với Trường Đại học Đà Lạt, Trường Đại học Vinh (là đơn vị thụ hưởng dự án): Thực hiện khai báo, xin cấp giấy phép tiến hành công việc của các thiết bị bức xạ theo đúng tại Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 05/9/2010 của Bộ KHCN.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội yêu cầu bên mời thầu, đơn vị thi công lập đúng các danh mục các công việc của hạng mục chung, phê duyệt dự toán (nếu có) để thanh toán đúng mục công việc theo quy định.
TTCP cũng yêu cầu Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên đề nghị bên mời thầu, đơn vị thi công lập đúng các danh mục các công việc của hạng mục chung, phê duyệt dự toán (nếu có) để thanh toán dùng mục công việc theo quy định.
Đại học Đà Nẵng yêu cầu Liên danh Công ty Vinaconex 25 - Công ty TNHH Cơ điện lạnh Đại Thắng thực hiện thi công lại đối với một số công tác xây lắp đã thi công thiếu khối lượng không đúng thiết kế giả trị 104,805 triệu đồng; yêu cầu nhà thầu thi công có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời việc sụt, lún tại vị trí 6-E Nhà luyện tập thể dục thể thao.
Với Đại học Huế, TTCP yêu cầu nhà trường có biện pháp, tăng cường nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của Dự án Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị, tránh lãng phí nguồn vốn Nhà nước đã đầu tư.
Đối với Trường Đại học Nha Trang, trường cần sớm có biện pháp đưa Công trình Xây dựng hệ thống cấp nước sạch và hệ thống xử lý nước thải tại Trại thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Cam Ranh vào hoạt động, đảm bảo mục tiêu đã đề ra, tránh lãng phí nguồn vốn Nhà nước đã đầu tư.
Phối hợp với Trường Đại học Kiên Giang hoàn thành các hạng mục, công trình còn dở dang, lập thủ tục, hồ sơ thanh quyết toán theo dùng quy định (San nền khu vực 1, Thư viện, Giảng đường chung, Đường giao thông thuộc Dự án đầu tư xây dựng Phân hiệu Kiên Giang - Trưởng Đại học Nha Trang là chủ đầu tư giai đoạn đầu khi chưa thành lập Trường Đại học Kiên Giang).
Bên cạnh đó, thực hiện phạt hợp đồng đối với Công ty Vinaconex 15 theo quy định của hợp đồng (10% giá trị toàn bộ hợp đồng để bồi thường thiệt hại vì chậm đưa công trình vào sử dụng và tự nguyện chấm dứt hợp đồng); không thực hiện thanh toán số tiền 860,925 triệu đồng sửa chữa một số hạng mục bị hỏng trong thời gian bảo hành công trình cho Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Sông Hồng (Gói thầu thi công Hạng mục xây dựng Nhà đa năng).
Đại học Huế nâng cao hiệu quả sử dụng Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị để thực hiện đúng mục tiêu của Dự án, tránh lãng phí nguồn vốn Nhà nước đã đầu tư; lập phương án thành lập Trường Đại học Kỹ thuật thuộc Đại học Huế tại Quảng Trị theo mục tiêu Dự án đã được phê duyệt.
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế lập báo cáo dự án hoàn thành đối với công trình Nhà lớp học 4 tầng và cải tạo Nhà học Y1, Y2 gửi Chi cục Giám định xây dựng thuộc Sở Xây dựng Thừa Thiên Huế để kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình; khắc phục các tồn tại nêu tại Thông báo số 68/TB-CCGĐ ngày 22/2/2019 của Chi Cục giảm định thuộc Sở Xây dựng Thừa Thiên Huế đối với công trình Nhà thí nghiệm thực hành 5 tầng. Sau khi khắc phục xong, lập biên bản nghiệm thu và nộp bổ sung hồ sơ về Chi Cục giám định để xem xét chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư.