Thời tiết Hà Nội 10 ngày tới duy trì rét về đêm, ngày hửng nắng
Thời tiết Hà Nội trong 10 ngày tới khá ổn định, duy trì kiểu hình rét về đêm và sáng sớm với mức nhiệt thấp nhất 14-16 độ C. Ban ngày, nhiệt độ tăng cao lên mức phổ biến 21-24 độ C, ít khả năng ghi nhận tình trạng rét sâu 10 độ C như những ngày qua.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, các tỉnh miền Bắc, hôm nay không khí lạnh bổ sung nên trời nhiều mây, âm u, có mưa vài nơi. Nhiệt độ thấp nhất vùng đồng bằng phổ biến từ 12 - 15 độ, vùng núi từ 9 - 12 độ, có nơi dưới 9 độ. Nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến từ 28 - 20 độ, có nơi trên 20 độ.
Dự báo trong nhiều ngày tới, không khí lạnh liên tục bổ sung nên miền Bắc duy trì rét khô kéo dài với hình thái đặc trưng là đêm giá buốt, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng hanh, không mưa. Nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 20 - 22 độ, thấp nhất từ 12 - 15 độ, vùng núi cao dưới 10 độ.
Từ ngày mai, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ duy trì có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù. Trời rét, vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại. Khu vực Trung và Nam Trung Bộ: có mưa, mưa rào và có nơi có dông, cục bộ có mưa to. Phía Bắc trời rét; phía Nam trời lạnh. Tây Nguyên có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết trạng thái trên duy trì suốt cả tuần, đến hết ngày 8/1. Đáng lưu ý, nhiệt độ cuối tuần này có thể tăng cao lên ngưỡng 28 độ C, người dân có thể cảm thấy oi nóng ở một số thời điểm.
Sang tuần tới, khu vực khả năng hứng thêm không khí lạnh. Trong một tháng tới, miền Bắc được dự báo chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh hoạt động yếu hơn so với trung bình nhiều năm.
Thời tiết Hà Nội trong 10 ngày tới khá ổn định, duy trì kiểu hình rét về đêm và sáng sớm với mức nhiệt thấp nhất 14 - 16 độ C. Ban ngày, nhiệt độ tăng cao lên mức phổ biến 21 - 24 độ C, ít khả năng ghi nhận tình trạng rét sâu 10 độ C như những ngày qua.
Cùng lúc, khu vực từ Quảng Trị đến Khánh Hòa xuất hiện mưa dông cục bộ với lượng phổ biến 10 - 30 mm, có nơi trên 60 mm trong ngày 2/1. Mưa dông ở khu vực trên khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới. Người dân đề phòng nguy cơ xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh, cùng các loại hình thiên tai như lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại vùng trũng, thấp. Từ chiều tối và đêm 4 - 7/1, mưa có thể gia tăng ở các khu vực trên.
Trong khi đó, Tây Nguyên và Nam Bộ trải qua ngày cuối của kỳ nghỉ với thời tiết ít mưa, trời nắng, thích hợp cho các hoạt động vui chơi ngoài trời. Tại TP HCM và các tỉnh, thành phố lân cận, nhiệt độ thấp nhất 21 - 24 độ C, cao nhất 29 - 32 độ C.
Trạng thái trên duy trì đến hết ngày 3/1, sau đó Nam Bộ được dự báo xuất hiện mưa rào và dông rải rác. Một số nơi có thể ghi nhận lượng mưa lớn chỉ trong thời gian ngắn, tập trung vào các ngày 4 - 7/1.
Nhận định hình thế thời tiết từ đêm 4 đến ngày 12/1/2023, cơ quan khí tượng cho biết, Bắc Trung Bộ ngày 5/1 có mưa rải rác; ngày 6/1 có mưa, cục bộ có mưa to, trời rét, Khu vực Trung và Nam Trung Bộ có mưa, mưa rào và có nơi có dông, cục bộ có mưa to, riêng thời kỳ từ ngày 5 - 7/1 khu vực từ Quảng Bình đến Khánh Hòa có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Phía Bắc trời rét, phía Nam trời lạnh.
Khu vực Tây Nguyên từ ngày 5 - 7/1 có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Nam Bộ từ ngày 5 - 7/1 có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to. Ngày 9 - 10/1, có mưa rào rải rác và có nơi có dông.
Trong tháng 1/2023, khả năng không khí lạnh hoạt động có cường độ yếu hơn so với trung bình, tuy nhiên rét đậm, rét hại vẫn có khả năng xảy ra và tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng núi và trung du Bắc Bộ. Ngoài ra, rãnh áp thấp xích đạo vẫn có khả năng gây mưa trái mùa tại các tỉnh phía Nam, đồng thời vẫn còn nguy cơ xuất hiện xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực phía Nam Biển Đông.
[Xu hướng thời tiết trong tháng 1/2023 sẽ như thế nào?]
Người dân cần nâng cao sức đề kháng để bảo vệ sức khỏe
Theo chuyên gia y tế, vào mùa Đông số bệnh nhân nhập viện vì các bệnh lý về đường hô hấp có xu hướng gia tăng. Vì vậy chủ động phòng tránh có ý nghĩa rất lớn trong bảo vệ sức khỏe, nhất là người già, trẻ em và người có các bệnh mãn tính về đường hô hấp như: hen phế quản, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, giãn phế quản… Đây là những đối tượng hay bị tái phát bệnh, dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Để chủ động phòng tránh các bệnh lý nói chung, bệnh về đường hô hấp nói riêng, nhất là trong thời tiết giá lạnh, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo mỗi người dân cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng ở cả lượng và chất.
Người dân nên ăn nhiều hoa quả, cân đối các nhóm dưỡng chất như: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất; uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh.
Các bác sỹ cũng khuyến cáo đối với trẻ em, cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ bằng cách mặc đủ ấm, ăn uống đủ dinh dưỡng, tránh cho trẻ ra ngoài mà không đeo khẩu trang. Cha mẹ cần đặc biệt chú ý mặc ấm, nhưng không nên mặc cho trẻ quá nhiều áo, trẻ dễ bị toát mồ hôi, ngấm ngược vào cơ thể gây cảm lạnh, sốt cao.
Các gia đình cần giữ gìn vệ sinh nhà cửa, vật dụng cá nhân tốt, không để bị ẩm mốc để tránh vi khuẩn cư ngụ, gây bệnh cho trẻ; đồng thời, cần đưa trẻ đi tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vaccine phòng bệnh như sởi, rubella, ho gà…)
Để phòng bệnh hiệu quả, người cao tuổi cần phải bảo đảm ăn uống đúng giờ, đúng bữa, giữ nếp sinh hoạt bình thường. Ngoài ra, người già cần chú ý uống đủ nước dù trời lạnh, nên dùng nước nấu chín, các loại nước ép trái cây tươi.
Các cụ cao tuổi phải mặc đủ ấm lúc ngủ cũng như lúc thức, ở trong nhà cũng như khi ra ngoài, chú ý giữ ấm đầu, cổ, bàn chân; tránh ở lâu ngoài trời, thức khuya trong những ngày trời rét để phòng bệnh cảm lạnh, viêm phổi hay các biến chứng tim mạch...
Mặt khác, người cao tuổi cần duy trì chế độ tập thể dục, dưỡng sinh, đi bộ thường xuyên để điều hòa khí huyết, giữ gìn sức khỏe; duy trì chế độ ăn uống điều độ, bảo đảm giữ ấm khi thời tiết giá lạnh; tránh đi bộ ngoài trời mùa mưa, mùa đông vì rất dễ bị cảm lạnh.