Tiễn ông Công ông Táo, tiễn cả những căng thẳng mệt mỏi cho năm mới an vui
Ngày mai là ngày tiễn ông Công ông Táo về trời, năm cũ đang đi đến hồi kết, năm mới đang tới gõ cửa muôn nhà. Một năm khó khăn nữa đi qua, khi tiễn ông Công ông Táo, tiễn luôn cả những căng thẳng, mệt mỏi để năm mới được hanh thông, may mắn, hạnh phúc hơn.
23 tháng Chạp, ngày tiễn ông Công ông Táo trước là cầu mong sự yên bình, ấm no, đủ đầy cho năm mới, sau là thờ thần Bếp cai quản việc bếp núc trong gia đình thì nay người trẻ còn gửi gắm thêm trong nghi thức cổ truyền này, họ mong tiễn cả những mệt mỏi, lo lắng căng thẳng để cầu năm mới an yên, hạnh phúc hơn.
Vừa thưởng thức chai Trà Xanh Không Độ để giải tỏa căng thẳng sau buổi họp, Trịnh Trường Giang (30 tuổi) vừa lướt máy tính tìm hiểu các món để làm mâm cúng ông Công ông Táo. Xem qua giá cá chép, các bài văn khấn, anh nói: “Năm nay không về quê ăn Tết nên mình tự làm mâm cúng ông Táo cho ấm nhà ấm cửa dù ở trọ. Làm đơn giản thôi chứ không cần cầu kỳ”.
Trường Giang quê Hưng Yên, làm kỹ sư thiết kế công trình cao tầng tại TP HCM. Anh cho biết, đây là năm thứ 3 anh làm mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời. Theo anh, việc này không chỉ là giữ nét văn hóa truyền thống mà còn là dịp để anh tiễn những điều chưa tốt, những lo lắng, căng thẳng trong năm vừa qua và cầu mong bình an, may mắn đủ đầy cho năm mới đang tới.
Mấy ngày nay, Lê Xuyên (32 tuổi, quận 5, TP HCM) đã tổng vệ sinh, dọn dẹp lại toàn bộ nhà cửa sạch sẽ và sắm sửa cho mình đào, cúc mâm xôi, thược dược để trang trí nhà cửa. Cũng như nhiều người khác, cô gái người Thanh Hóa không về quê ăn Tết nên dọn dẹp nhà, sắm sửa Tết sớm cho có không khí, một phần vì sau bao năm tiết kiệm và vay mượn thêm, cô mới mua lại được 1 căn chung cư, phần khác sắm Tết sớm cho có không khí, đỡ nhớ quê, nhớ nhà.
“Năm nay mình mua được nhà mới, cũng là lần đầu tiên Xuyên cúng ông Công ông Táo và mong tống tiễn cả những lo lắng, mệt mỏi, nợ nần của năm cũ đi để năm mới được bình yên, đủ đầy, vui vẻ trong căn nhà mới này.
Phố phường Sài Gòn năm nay không khí Tết trầm hơn, không nhiều màu sắc như những năm trước. Tuy nhiên, chỉ cần về tới nhà, nhìn thấy hoa đào, cúc là thấy Tết, thấy lòng chộn rộn hẳn lên. Về nhà ngồi thưởng thức chai Trà Xanh Không Độ mát lạnh và ngắm hoa, nghe nhạc, gọi video về nhà cho bố mẹ là mọi căng thẳng mệt mỏi tan biến hết”, chị Xuyên bày tỏ.
Tết đến xuân về, có những người về quê sum vầy, nhiều người chọn ở lại thành phố đón Tết vì nhiều lý do khác nhau, tuy nhiên họ đều có chung một mong muốn giải tỏa những căng thẳng, lo lắng trong cả năm qua bằng cách tự mình thực hiện những nghi thức truyền thống, sắm sửa mai, đào, cúc vốn là biểu tượng của ngày Tết để cầu mong những điều may mắn, tốt lành cho năm mới.
Nhắc tới văn hóa truyền thống ngày Tết thì không chỉ có nghi thức tiễn ông Công ông Táo, sắm sửa mai, đào, cúc mà còn phải nhắc tới chuyện thưởng trà. Bởi Mùng 1 Tết, “khách tới nhà không trà thì rượu”. Tết mà không có ấm trà, ngắm hoa, quây quần bên nhau nói chuyện về những dự định, ước mơ trong năm mới thì không ra Tết.
Với người xưa, thưởng trà là một thú vui tao nhã thì với người trẻ ngày nay, thưởng trà còn để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi sau cả năm vất vả ngược xuôi. Nếu người xưa quây quần bên ấm trà, thì ngày nay người trẻ chọn những chai Trà Xanh Không Độ tiện lợi để phù hợp với nhịp sống hiện đại, họ cụng những chai trà, chill online qua màn hình điện thoại để kết nối với những người thân nơi xa. Họ chọn Trà Xanh Không Độ làm thức uống ngày Tết để tâm trạng luôn vui vẻ, sảng khoái cho năm mới tốt lành với nhiều hanh thông, may mắn.
Thưởng thức chai Trà Xanh Không Độ, ngắm hoa mai hoa đào, tiễn ông Công ông Táo, tiễn luôn cả những lo lắng căng thẳng, mệt mỏi trong thời khắc cuối năm thật nhiều dư vị. Hương trà xanh thơm ngát như hương xuân mới đang về với mọi người, mọi nhà giúp chúng ta giải tỏa tâm tình, trút bỏ mọi lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi của năm cũ, giải nhiệt đón xuân mới an vui, hạnh phúc hơn.