Giới thiệu bộ sách 'Ăn để sướng hay ăn để sợ?'

Thanh Giang 20/02/2023 07:31

Sáng 18/2, chuyên gia an toàn thực phẩm Vũ Thế Thành giới thiệu bộ sách “Ăn để sướng, ăn để sợ?”.

Nói về động lực cho ra đời bộ sách, ông Vũ Thế Thành chia sẻ, nhiều các câu hỏi của độc giả gởi cho tôi với tâm trạng lo lắng, băn khoăn khi ăn món nọ, món kia. Thậm chí, có những câu hỏi như: “Đàn ông ăn đậu nành thì có bị chuyển giống không?” hay “Ung thư thì có phải kiêng thịt đỏ hay không?”…

“Cuộc đời tôi, tôi có kiêng gì đâu. Mình ăn cái gì mà cũng lo sợ thì còn gì là sướng, còn gì là cuộc đời nữa?”, ông Vũ Thế Thành nói.

Chuyên gia an toàn thực phẩm Vũ Thế Thành ra mắt bộ sách
Chuyên gia an toàn thực phẩm Vũ Thế Thành ra mắt bộ sách "Ăn để sướng hay ăn để sợ?".

Năm 2016, bộ sách về an toàn thực phẩm của chuyên gia Vũ Thế Thành với tên gọi “Ăn để sướng hay ăn để sợ” tập 1 và 2 đã được xuất bản. Đây là tập hợp những bài viết về an toàn thực phẩm đăng hàng tuần trên báo giấy.

Những ngày cuối năm 2022, Chuyên gia Vũ Thế Thành tiếp tục cho xuất bản tập sách vẫn mang tựa đề cũ “Ăn để sướng hay ăn để sợ?”, gồm 4 tập, cập nhật bổ sung thêm trả lời thêm rất nhiều nội dung, kiến thức mới với khoảng 200 chủ đề.

Ông Vũ Thế Thành cho biết, ông nhận được rất nhiều câu hỏi của người dân về việc ăn uống như thế nào cho đúng.
Ông Vũ Thế Thành cho biết, ông nhận được rất nhiều câu hỏi của người dân về việc ăn uống như thế nào cho đúng.

Tập 1 đề cập đến bốn loại thực phẩm thịt bị gièm pha nhiều nhất là thịt, cá, trứng, và sữa. Theo ông Thành, thịt bị gièm pha là ung thư. Trứng bị gièm pha ăn vào là bị ngộ độc Salmonella. Cá bị tội ăn vào là bị dị ứng. Sữa là bị gièm pha nặng nề nhất. Ông Vũ Thế Thành cho rằng, mục đích ẩn phía sau những gièm pha về sữ là do không ít các nhân, đơn vị muốn giới thiệu sữa thực vật nên phải gièm pha sữa.

Ở tập 2, nội dung tập trung ở vào rau – quả. Theo ông Thành, mỗi loại rau – củ – quả cũng có đặc tính riêng. Nhưng rồi, rau – củ – quả cũng bị đánh bởi các nhà bán thực phẩm chức năng.

Tập 3 là tập nói về nhà bếp: nước mắm, nước tương, soda… Tập 4 là tập đi giải mã các tin đồn trời ơi đất hỡi, như ăn tôm hùm là sẽ khỏe như con hùm, hay đàn ông ăn đậu nành có bị chuyển giống hay không?…

Bộ sách “Ăn để sướng hay ăn để sợ?” hướng đến độc giả là những người ngoài ngành, các bà nội trợ nên nghiêng về văn phong kể chuyện hơn là viết theo kiểu khoa học. Do đó, việc trích dẫn tài liệ kham khảo cũng hạn chế để khỏi rối mắt người độc.

Tác giả mong muốn, bộ sách sẽ cũng cấp nhiều kiến thức cho những người nội trợ, giới văn phòng...
Tác giả mong muốn, bộ sách sẽ cũng cấp nhiều kiến thức cho những người nội trợ, giới văn phòng...

“Tôi làm trong ngành y trên 30 năm, tôi thường xuyên được bệnh nhân của mình hỏi về chuyện ăn món này món kia có được không. Nhưng tôi không có chuyên môn về an toàn thực phẩm nên không thể có kiến thức để đưa ra câu trả lời cho đúng. Cuốn sách giúp tôi có thể tự tin khi có thể hỗ trợ cho người bệnh được nhiều hơn trong điều trị, ngoài việc làm phẫu thuật, hay hóa trị”, bác sĩ Lê Tự Phương Chi, nguyên Trưởng khoa Sản – bệnh viện Từ Dũ.

Tham dự buổi giao lưu giới thiệu sách, bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Thực phẩm TP HCM cảm ơn chuyên gia Vũ Thế Thành đã đồng hành cùng các doanh nghiệp. Theo bà Lý Kim Chi, ông Vũ Thế Thành vừa là người tư vấn, vừa phê bình nghiêm khắc.

Thanh Giang