Chỉ một thời gian ngắn, cả chục ha đất hoa màu của người dân ở khu 12 và 13 xã Dân Quyền bị nước cuốn trôi. Ảnh: Ngô Hùng. Tình trạng sạt lở trên một đoạn sông rất dài, trụ cầu Trung Hà cũng bị đe doạ. Ảnh: Ngô Hùng. Biển cấm tàu thuyền neo đậu... Thậm chí là khuyến cáo người dân cấm đến gần, nhưng nhiều trẻ em vẫn bất chấp nguy hiểm. Ảnh: Ngô Hùng. Có mặt tại đây, PV Đại Đoàn Kết ghi nhận tình trạng sạt lở nghiêm trọng. Thỉnh thoảng, từng vạt đất lớn đổ ụp xuống sông, mất hút cùng cuộn nước đục ngầu. Ảnh: Ngô Hùng. Theo bà Phạm Thị Hiệu (khu 13, Dân Quyền), tình trạng sạt lở diễn ra từ lâu, nhưng sạt nhiều nhất khoảng gần tháng nay. Khu 12 và 13 có cả trăm hộ dân, nếu tình trạng cứ tiếp diễn thế này, chẳng mấy mà làng bị "nuốt" mất. Ảnh: Ngô Hùng. Theo ông Đỗ Tiến Lực, Chủ tịch UBND xã Dân Quyền, việc sạt lở này ảnh hưởng nhiều đến diện tích hoa màu, ngoài ra còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chân đê bối và rất gần nhà dân. "Nguyên nhân rất có thể là do thay đổi dòng chảy khi hạ lưu phía Ba Vì (Hà Nội) đang được kè kiên cố", ông Lực nhận định. Ảnh: Ngô Hùng. Ngày 12/5, ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cùng với các cơ quan chức năng đã đi kiểm tra thực địa, đồng thời chỉ đạo xử lý sự cố sạt lở này. Ảnh: BPT. Trước đó, UBND tỉnh Phú Thọ có quyết định số 258/QĐ-UBND ngày 8/2/2023 công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai (bao gồm Phương án xử lý và Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp) sự cố sạt lở bờ, vở sông đoạn tương ứng từ km31+200 - km31+650 đê tả sông Đà, thuộc địa bàn xã Dân Quyền với số tiền dự kiến khoảng 20 tỷ đồng. Ảnh: BPT.
Ngô Hùng