Nuôi dưỡng giá trị tinh thần
TS Trần Quang Minh cho rằng, để đi qua được bóng đen của trầm cảm, mỗi người cần nghị lực sống, cần vượt qua giới hạn của chính mình, nhờ đó để trưởng thành và biết cách sống tốt đẹp hơn.
Theo TS Trần Quang Minh, ai trong chúng ta cũng đều có thời điểm “đen tối”. Nó có hai trạng thái cơ bản, một là thu vào, hai là phá ra. Phá ra là trốn khỏi gia đình và làm nhiều việc nông nổi thiếu suy nghĩ. Còn các bạn trẻ bây giờ thì trầm cảm thường xảy ra bên trong, thu vào, khuất lấp.
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm có ảnh hưởng bởi thế hệ và sự tương tác. Trước đây, xã hội còn nghèo nàn về thông tin, người bị trầm cảm mang mang tính nổi loạn, còn xã hội bây giờ thì quá nhiều thông tin dẫn đến sự nhiễu loạn.
Để đi qua được những khó khăn hay nỗi khổ từ cuộc sống mang lại, điềm tĩnh trước mọi vấn đề xảy ra, đón nhận với nụ cười an nhiên, là quá trình tìm một giá trị mới trong việc tu hành Phật giáo. Trong Phật giáo quan trọng nhất là thiền định, trong đó có 3 ngưỡng căn bản: Giới, Định và Tuệ. Khi hướng tâm đến Phật giáo chúng ta phải giữ giới, từ đó định được tâm, khi ấy, Tuệ tự sinh ra, trưởng dưỡng và phát triển, ta có thêm nhiều nhận thức, nhìn thấu triệt được bản chất của cuộc sống. Trong đó, có nguyên nhân chúng ta sinh
Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết sau đại dịch Covid-19, tỉ lệ người dân gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần gia tăng. Theo thống kê, tại Việt Nam, tỉ lệ mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp là 14,9% dân số - nghĩa là có gần 15 triệu người. Vậy làm thế nào để chúng ta đẩy lùi được bóng đen của trầm cảm?
ra, trưởng thành và phát triển. Nhận thức là điều rất quan trọng khi chúng ta va đập, đối đãi với cuộc sống.
“Đây là quá trình nhận thức qua thiền định. Nếu chúng ta trải qua quá trình thiền định chúng ta nhận thức được nhiều điều kỳ diệu xảy ra”, TS Trần Quang Minh nói.
Theo TS Trần Quang Minh, nếu nói đến việc trầm cảm dẫn đến tự sát, có thể tạm hiểu như sau, người đó hoàn toàn bị chi phối bởi não trái. Và não trái ấy luôn luôn đưa ra các thông điệp. Con người nghĩ rằng, đó là mình, tiếng nói từ thân tâm mình, nhưng trên thực tế thì không phải thế. Nó chỉ là sự xui khiến. Cái đó là đại diện cho cái bất thiện. Bởi chúng ta luôn có bất thiện và thiện tồn tại bên trong. Nhưng chúng ta trưởng dưỡng vô thức sự bất thiện ấy từ khi sinh ra đến khi trưởng thành. Chúng ta nuôi nó hàng ngày bằng cách như ăn uống vô độ, sinh hoạt bừa bãi, đưa các thông tin vào đầu một cách thiếu sàng lọc. Đấy là những hình thức nuôi não trái phát triển và ngày càng xa lánh não phải. Trên thực tế có nhiều người chưa chạm vào não phải. Vì thế, các giá trị tinh thần dần mất đi, giá trị vật chất ngày càng mạnh hơn và bị thổi lên. Vậy trong cuộc sống đương đại hôm nay, để dung hòa được, chúng ta phải cân bằng não trái và não phải. Phải thoát khỏi ham muốn vật chất, để nuôi dưỡng giá trị tinh thần đúng nghĩa, tạo ra sự cân bằng. Cân bằng trong con người sẽ cân bằng trong cuộc sống, và hướng tới giá trị cân bằng trong xã hội. Đó là một logic.
Khi một điều gì đó xảy ra, ví dụ như một cú sốc trong đời, sẽ có một đáp án, và đáp án ấy là của não trái. Khi ấy nếu hiểu biết hơn, ta sẽ hỏi: “Não phải ơi cho tôi một đáp án”, thì đáp án này sẽ cho trả lời một cách thình lình và khác biệt. Thực ra chúng ta hàng ngày xem tin tức, nghe ngóng hướng về bên ngoài thì là cách nuôi não trái. Vì không nuôi não phải, nên não trái mạnh hơn, nó được quyền ra lệnh. Nhưng chúng ta không biết còn có não phải, nơi sẽ ẩn chứa những câu trả lời chính xác tiềm ẩn. Vì thế đức Phật giác ngộ vì khai mở được não phải. Còn chúng sinh thì chưa thành, vì chưa biết cách nuôi não phải. Từ đây, tôi bừng tỉnh vì không ngờ đạo Phật giản dị mà diệu kỳ đến như vậy”.
Khi tìm thấy sự cân bằng bên trong, TS Trần Quang Minh thấy cuộc sống thật thú vị. Ông tin yêu cuộc sống, có thể làm được nhiều việc cùng lúc. Trường năng lượng mạnh mẽ nằm ở giá trị tinh thần. Khi tinh thần trong sáng, trường khí tạo nên sức mạnh. Điều đó giúp con người có thể suy nghĩ mạch lạc, rõ ràng về nhận thức, từ đó luôn cảm thấy yêu đời, làm tăng trưởng giá trị cuộc sống.