Vì sao cá mập trắng chết đói?

Ngân Giang (theo CBC) 11/08/2023 17:18

Cá mập trôi dạt vào bờ biển vườn quốc gia Prince Edward Island (nằm ở tỉnh Nova Scotia, miền đông Canada) là một chuyện hiếm gặp, nhưng các nhà khoa học cho biết những vụ việc tương tự như hình ảnh tuần này trở nên thường xuyên hơn.

Hiện tượng hiếm gặp

Vào thứ Hai, khi chị Flo Durelle, một du khách đến từ New Brunswick, đang dạo bước trên bờ biển Greenwich thuộc của công viên quốc gia đảo Prince Edward bỗng cô nghe thấy một tiếng động kì lạ. “Thật sự tôi không thể tin được. Vào lúc đó, chúng tôi không biết nó còn sống hay đã chết vì sóng liên tục đập vào nó”, Durelle cho biết. “Tôi không hề nghĩ rằng mình sẽ gặp phải một con cá mập”.

Trong một thông cáo báo chí được gửi đến Đài Truyền hình Quốc gia Canada (CBC), Cục Công viên Quốc gia Canada xác nhận rằng xác một con cá voi trắng lớn nhỏ tuổi, dài khoảng 2.6m đã trôi dạt vào bãi biển Greenwich. Thông cáo cũng cho biết thêm xác cá voi đã được gửi cho Đại học Thú y Đại Tây Dương ở Charlottetown để khám nghiệm tử thi.

Hình ảnh cá voi trắng dạt vào bờ biển vườn quốc gia dảo Prince Edward được du khách ghi lại. (Ảnh: Flo Durelle/CBC)

Cũng theo như thông cáo, “Cá mập trắng Đại Tây Dương (Carcharodon carcharias) được liệt kê vào danh sách động vật có nguy cơ tuyệt chủng theo Danh mục 1 của Đạo luật Phòng chống Tuyệt chủng động vật của Canada". Thông cáo cũng nhấn mạnh rằng “Loài cá mập này thường xuyên xuất hiện ở vịnh St. Lawrence, nhưng rất hiếm khi chúng trôi dạt vào bờ biển của vườn quốc gia đảo Prince Edward.”

Vụ việc ở Greenwich được cho là mới nhất trong số lần bắt gặp cá mập trắng trôi dạt ở Đại Tây Dương xung quanh Canada trong những năm gần đây. Theo như báo cáo của các ngư dân, số lượng xác cá voi trắng trôi dạt lẫn cá voi trắng bơi gần vùng biển xung quanh đảo Prince Edward đã tăng mạnh trong những năm qua. Những vụ việc tương tự được dự báo sẽ còn gia tăng, do số lượng cá thể cá mập trắng tăng mạnh nhờ vào những biện pháp bảo tồn sinh học của giới chức Mỹ lẫn Canada, cũng như sự gia tăng về số lượng của hải cẩu xám – nguồn thức ăn chính của cá voi trắng.

Tiến sĩ Steve Crawford thuộc khoa Sinh học, đại học Guelph chia sẻ thêm về hiện tượng này: “Với số lượng cá thể cá mập trắng tăng mạnh như hiện nay, chúng ta sẽ còn bắt gặp những hiện tượng như thế này nhiều hơn bao giờ hết”.

Cá mập dễ bị chết đói

Ông Crawford cho biết lý do khiến lượng cá mập trôi dạt vào bờ biển Đại Tây Dương tăng còn là một ẩn số. Một trong những giả thuyết dẫn có thể là do cá mập trắng con không tìm thấy đủ thức ăn khi di cư lên phía Bắc.

“Khi còn bé, thức ăn của chúng phần lớn là cá, trưởng thành hơn, chúng săn những con cá to hơn như cá ngừ, hay động vật có vú dưới biển” ông nói. “Nếu hải hải cẩu xám quá to cho chúng để đối phó nhưng lại không thể tìm những sinh vật biển nhỏ để ăn, những chú cá mập con sẽ lâm vào tình trạng chết đói”.

Nhiều du khách đến đảo Prince Edward không biết rằng cá voi trắng thường xuyên xuất hiện theo mùa. (Ảnh: DeAnna MacPhee/CBC)

Cá mập thường di cư về phía Nam vào tháng 9 và tháng 10, Crawford cho biết. Ông nói nên có nhiều bảng chỉ dẫn hơn ở biển Đại Tây Dương để cho mọi người biết rằng nhiều loại cá mập sẽ đến vùng biển này và nhấn mạnh rằng chúng ta cần “giữ một cái đầu tỉnh táo”.

Về phần mình, Cục Công viên Canada cho rằng mặc dù sự xuất hiện của cá mập trắng có thể gây lo lắng, du khách cần hiểu rằng việc bắt gặp cá mập là không nhiều. Cục Công viên khẳng định thêm: “Cá mập là một phần tự nhiên và quan trọng của hệ sinh thái, không gây ra quá nhiều mối nguy hại đến an toàn”.

Những sinh vật bí ẩn

Tiến sĩ Crawford đang tiếp tục tìm hiểu về những kiến thức xung quanh cá mập trắng mà các nhà khoa học chưa giải mã được được từ người bản địa và ngư dân địa phương. Ông hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ làm sáng tỏ về thời gian tìm hiểu và lãnh thổ giao phối của động vật - những điều chúng ta chưa hiểu rõ.

Trong khi đó, ông cho biết các cuộc trò chuyện của ông có thể mang lại cái nhìn sâu sắc về một số hành vi khác. Crawford nói “Ngư dân dần nghĩ có lẽ cá mập trắng khá thông minh khi thay vì đuổi theo cá ngừ để săn, giờ đây chúng đuổi theo những người đánh bắt cá ngừ. Có thể cá mập hiểu rằng nếu đi theo con thuyền ấy, chúng có thể dễ dàng bắt được những con cá ngừ tươi ngon bị sót lại phía sau”.

Ngân Giang (theo CBC)