Lo trọn việc đạo, chung tay việc đời
Đại hội đại biểu toàn quốc Người công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lần thứ 8, nhiệm kỳ 2023-2028 dự kiến tổ chức vào tháng 10 năm 2023 tới đây là một trong những sự kiện quan trọng trong phong trào thi đua yêu nước của đồng bào Công giáo Việt Nam cũng như những người đã và đang tham gia Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam (Ủy ban ĐKCG Việt Nam) các cấp.
Ủy ban ĐKCG Việt Nam được thành lập vào tháng 11/1983 để kế tục sự nghiệp các tổ chức tiền thân phong trào yêu nước của người Công giáo yêu Tổ quốc, yêu hoà bình từ tháng 3/1955, nhằm mục đích đoàn kết rộng rãi đồng bào Công giáo Việt Nam trong và ngoài nước, cùng toàn dân xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ hoà bình thực hiện theo tinh thần Thư chung năm 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam: “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào” và Huấn từ của Đức Giáo hoàng Benedicto XVI “Người công giáo tốt cũng là người công dân tốt”.
68 năm qua, Ủy ban ĐKCG Việt Nam đã đóng góp vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Là một tổ chức xã hội, đại diện cho phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào Công giáo Việt Nam; là tổ chức thành viên Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Ủy ban ĐKCG Việt Nam đã thực hiện sứ mệnh đoàn kết những người Công giáo cùng chí hướng để phục vụ Giáo hội và Dân tộc; tập hợp, phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của đồng bào Công giáo với Nhà nước và MTTQ Việt Nam.
Từ khi thành lập đến nay, Ủy ban ĐKCG Việt Nam đã trải qua 7 kỳ đại hội. Để đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Đại hội đại biểu toàn quốc Người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ tổ quốc lần thứ 8, Báo Đại Đoàn Kết tổ chức buổi Toạ đàm: “LO TRỌN VIỆC ĐẠO, CHUNG TAY VIỆC ĐỜI” với mong muốn lan toả những tấm gương người Công giáo yêu nước; tấm gương các chức sắc, chức việc, tu sĩ và tín đồ Công giáo có nhiều đóng góp trong nỗ lực phát triển con người và xã hội, thông qua những việc làm bác ái, hoà hợp và yêu thương. Qua đó, khẳng định vai trò của Ủy ban ĐKCG Việt Nam trong sứ mệnh: Hiệp hành - Chia sẻ - Phục vụ để đoàn kết người Công giáo Việt Nam cùng nhân dân cả nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tọa đàm diễn ra dưới sự chủ trì của ông Hoàng Công Thủy, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam; Linh mục Giuse Trần Xuân Mạnh, Phó Chủ tịch không chuyên trách UBTƯ MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Trung ương Ủy ban ĐKCG Việt Nam, Chánh xứ Giáo xứ Phúc Lãng, Thanh Hoá.
Tham gia tọa đàm có các khách mời:
- GS.TS Đỗ Quang Hưng – Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Tôn giáo, UBTƯ MTTQ Việt Nam;
- Ông Nguyễn Văn Thanh –Trưởng Ban Tôn giáo, UBTƯ MTTQ Việt Nam;
- Linh mục Phaolô Nguyễn Văn Vinh - Chủ tịch Ủy ban ĐKCG tỉnh Cà Mau; Chánh xứ Cà Mau; Giám đốc Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật mồ côi Nhân Ái Cà Mau.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, Phó Chủ tịch Hoàng Công Thủy cho biết, Ủy ban ĐKCG Việt Nam là tổ chức xã hội đại diện cho phong trào thi đua yêu nước của đồng bào Công giáo Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trải qua 68 năm hình thành và phát triển, với đường hướng hoạt động “Kính Chúa yêu nước”, “Sống Phúc âm trong lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”, Ủy ban ĐKCG Việt Nam đã đoàn kết rộng rãi đồng bào Công giáo Việt Nam thi đua yêu nước, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Trong nhiệm kỳ qua, Ủy ban ĐKCG Việt Nam nhiều tỉnh, thành phố đã làm tốt vai trò tập hợp, động viên các vị linh mục, nam nữ tu sĩ và đồng bào Công giáo tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, góp phần tích cực đoàn kết đồng bào Công giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc như: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời đẹp đạo”; "Xứ, họ đạo tiên tiến", "Gia đình Công giáo văn hoá, sống tốt đời đẹp đạo", “Xứ họ đạo tiên tiến, gia đình Công giáo gương mẫu”… Sự phát triển phong phú và đa dạng các phong trào thi đua yêu nước trong các xứ, họ đạo là sự thể hiện sâu sắc tấm lòng "Kính chúa yêu nước", sống "Tốt đời đẹp đạo" của đồng bào Công giáo Việt Nam.
Đồng thời cũng khẳng định khẳng định vai trò chỉ đạo, dẫn dắt của Ủy ban ĐKCG Việt Nam đối với các phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào Công giáo. Qua đó ngày càng nâng cao vai trò, uy tín của Ủy ban ĐKCG Việt Nam đối với đồng bào Công giáo, với Giáo hội và xã hội.
Với sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chỉnh quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội, đến nay trong cả nước đã thành lập 42 Ủy ban ĐKCG cấp tỉnh và 286 Ban ĐKCG ở các quận, huyện, thị xã với gần 500 linh mục nam nữ tu sĩ tham gia Ủy ban ĐKCG Việt Nam các cấp.
Phó Chủ tịch Hoàng Công Thủy cho biết, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam cùng Ban Thường trực Trung ương Ủy ban ĐKCG Việt Nam chỉ đạo Báo Đại Đoàn Kết tổ chức Toạ đàm trực tuyến với chủ đề “Lo trọn việc đạo, chung tay việc đời” được tổ chức trên nền tảng mạng xã hội nhằm tôn vinh và lan toả những tấm gương người Công giáo yêu nước; tấm gương các chức sắc, chức việc, tu sĩ, tín đồ Công giáo có nhiều đóng góp tích cực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khẳng định vai trò của Ủy ban ĐKCG Việt Nam trong tập hợp, thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước của người Công giáo trong giai đoạn hiện nay.
Đồng thời làm rõ và nổi bật hơn nội dung, ý nghĩa của chủ đề Đại hội đại biểu toàn quốc Người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lần thứ VIII là: Hiệp hành - Chia sẻ - Phục vụ.
Phó Chủ tịch Hoàng Công Thủy gửi lời cảm ơn các vị khách mời đã đến tham gia Chương trình tọa đàm; cảm ơn Báo Đại Đoàn Kết đã chủ trì phối hợp cùng các đơn vị xây dựng kịch bản chương trình và tham gia kết nối các vị khách mời; cảm ơn các cơ quan thông tấn, báo chí đã đến dự và đưa tin về chương trình Tọa đàm.
Nhà báo Công Khanh:Thưa Linh mục Trần Xuân Mạnh – Chủ tịch Trung ương Uỷ ban ĐKCG Việt Nam. Có thể thấy, trong những năm qua, tổ chức hoạt động của Uỷ ban ĐKCG Việt Nam đã góp phần thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào Công giáo, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Nhìn lại chặng đường này, Linh mục có thể chia sẻ về những dấu ấn quan trọng, cũng như ý nghĩa lớn nhất mà phong trào thi đua yêu nước của đồng bào Công giáo đã mang lại trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc?
Linh mụcGiuse Trần Xuân Mạnh: Trong những năm qua Ủy ban ĐKCG Việt Nam đã tích cực động viên đồng bào công giáo cả nước thực hành các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và đúng với đường hướng của Hội đồng giám mục Việt Nam là sống phúc âm giữa lòng dân tộc để mang lại hạnh phúc cho đồng bào.
Dấu ấn quan trọng đầu tiên đó là người Công giáo đã tham gia tốt việc phát triển kinh tế để góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Dấu ấn thứ hai người Công giáo tham gia tốt xã hội hóa y tế, chăm lo sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân. Nhất là trong thời gian phòng chống đại dịch Covid-19, người Công giáo đã tham gia rất tích cực phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”,
Dấu ấn thứ ba là người Công giáo tham gia tốt bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng khu dân cư sáng xanh sạch đẹp, văn minh an toàn.
Dấu ấn thứ tư là người Công giáo đã tham gia tốt hoạt động xã hội hóa giáo dục, bảo trợ xã hội và khuyến khích việc dạy nghề.
Dấu ấn thứ năm là người Công giáo đã tham gia tốt phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Dấu ấn thứ sáu là người Công giáo phát huy tốt dân chủ, tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh và thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Dấu ấn thứ bảy là phát huy tốt đoàn kết để thực hành bác ái yêu thương và nếp sống tốt lành của người Công giáo.
Chủ đề tọa đàm “Lo trọn việc đạo, chung tay việc đời” rất phù hợp và rất mong người công giáo Việt Nam chung tay đoàn kết lương giáo để thực hành mọi điều Giáo hội dạy cũng như tích cực tham gia các phong trào của MTTQ Việt Nam phát động để chung tay xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và người Công giáo rất mừng vui khi Tổ quốc gọi tên mình.
Nhà báo Công Khanh: Đến dự với buổi toạ đàm hôm nay, có sự tham gia của Giáo sư tiến sĩ Đỗ Quang Hưng, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Tôn giáo của UBTƯ MTTQ Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Gần nửa thế kỷ miệt mài lao động và sáng tạo, Giáo sư Đỗ Quang Hưng đã có những góp to lớn đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và dựng xây đất nước. Ông được biết đến là một người có nhiều công lao trong xây dựng các môn học và ngành học ở Việt Nam, như lịch sử, báo chí và tôn giáo. Ông cũng là người có nhiều công trình nghiên cứu tôn giáo, đặc biệt là Công giáo, trong đó có Ủy ban ĐKCG Việt Nam. Trong phạm vi của buổi toạ đàm ngày hôm nay, chúng tôi xin được tiếp cận và trao đổi với Giáo sư Đỗ Quang Hưng về một số vấn đề của tôn giáo, cụ thể là Công giáo.
Thưa Giáo sư Đỗ Quang Hưng, Ủy ban ĐKCG Việt Nam là một tổ chức xã hội, đại diện cho phong trào thi đua yêu nước của đồng bào Công giáo Việt Nam gắn đạo với đời, là hạt nhân của phong trào Người Công giáo kính Chúa yêu nước, đồng hành cùng dân tộc, sống tốt đời đẹp đạo, vậy ở góc độ của một nhà nghiên cứu khoa học, theo ông, tính tất yếu sự ra đời của Ủy ban ĐKCG Việt Nam được dựa trên những nền tảng nào?
GS.TS Đỗ Quang Hưng: Tôi tán đồng với nhận định rằng việc xuất hiện, ra đời Ủy ban ĐKCG Việt Nam vào năm 1983 là điều tất yếu mang tính lịch sử. Thời điểm đó, nếu nhìn lại, tôi cho rằng, chúng ta đã có những điều kiện và nền tảng quan trọng.
Nền tảng thứ nhất, như chúng ta đã biết, từ khi đạo Công giáo xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1533, hơn 400 năm sau, đến tháng 8/1945 trong không khí của Cách mạng tháng 8, người Công giáo và Giáo hội Công giáo Việt Nam đã dứt khoát được lập trường "Sống phúc âm giữa lòng dân tộc".
Ngày 23/9/1945 đã xuất hiện điện văn có tính lịch sử của 4 vị Giám mục: Nguyễn Bá Tòng, Hồ Ngọc Cẩn, Ngô Đình Thục và Lê Hữu Từ gửi cho Tòa thánh, chính phủ Anh và Mỹ, trong đó đã yêu cầu họ công nhận nền độc lập của Chính phủ và đất nước Việt Nam.
Nói thêm về truyền thống xa, năm 1905, Phan Bội Châu đã từng lập ra Duy Tân giáo đồ hội, đó là tổ chức yêu nước đầu tiên của người Công giáo trong phong trào Đông du, rất đáng quý. Truyền thống gần cũng phải nhắc lại Ủy ban liên lạc Công giáo toàn quốc vào năm 1955, với tên thực sự là Ủy ban liên lạc những người Công giáo yêu Tổ quốc, yêu hòa bình. Đây là sáng kiến chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau hình thức đầu tiên là các tổ chức tôn giáo cứu quốc có từ tháng 4/1945 (thời kỳ tiền khởi nghĩa). Tôi cho rằng, nền tảng này rất quan trọng, không dễ dàng gì có được trong điều kiện của một cộng đồng Công giáo đặc biệt ở châu Á như trường hợp của Việt Nam.
Nền tảng thứ hai, ở thời điểm năm 1983, khi Ủy ban ĐKCG Việt Nam ra đời còn có sự trưởng thành và lớn mạnh của các tổ chức vừa nêu như Ủy ban liên lạc những người Công giáo yêu Tổ quốc, yêu hòa bình đã đủ khả năng và nhất định tạo điều kiện cho một tổ chức rộng lớn hơn, mạnh mẽ hơn để có thể đảm nhận được nhu cầu của phong trào thi đua yêu nước đang rất mạnh.
Vào năm 1983, các vị lãnh đạo quan trọng của Giáo hội Công giáo Việt Nam như Phaolo Nguyễn Văn Bình rất ủng hộ cho ý tưởng này để có được Ủy ban ĐKCG Việt Nam. Nếu chỉ nói như vậy thì chưa đủ, tôi xin nhắc lại, tính quyết định là sáng kiến chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong vấn đề nhìn nhận người Công giáo hay vấn đề Công giáo ở Việt Nam. Sau 40 năm trôi qua và nhìn lại, sáng kiến chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo ra Ủy ban ĐKCG phù hợp với lịch sử Việt Nam, với điều kiện chính trị - xã hội ở Việt Nam. Sáng kiến chính trị là một trong ba nền tảng nhưng có tính chất quyết định.
Nhà báo Công Khanh: Thưa ông Nguyễn Văn Thanh, ở góc độ là Trưởng ban Tôn giáo thuộc UBTƯ MTTQ Việt Nam, ông đánh giá như thế nào về vai trò của Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam trong sứ mệnh là nơi tập hợp, phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của đồng bào Công giáo với Nhà nước và MTTQ Việt Nam? Và theo ông, Ủy ban ĐKCG Việt Nam đang có những điều kiện thuận lợi như thế nào trên đường hướng phát triển?
Ông Nguyễn Văn Thanh: Chúng tôi đánh giá rất cao phong trào của Ủy ban ĐKCG Việt Nam, trong những năm qua, nhất là trong nhiệm kỳ qua, Ủy ban ĐKCG Việt Nam đã tích cực, chủ động trong việc tập hợp tâm tư, nguyện vọng hợp pháp chính đáng của đồng bào Công giáo để phản ánh, đề xuất, kiến nghị với Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam quan tâm, kịp thời giải quyết. Việc này thể hiện qua nhiều công việc cụ thể. Như định kỳ, Ủy ban ĐKCG Việt Nam đều có văn bản tập hợp các ý kiến của đồng bào Công giáo gửi UBTƯ MTTQ Việt Nam tổng hợp kịp thời đưa vào Báo cáo kiến nghị của cử tri và Nhân dân cả nước của Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt nam trình bày tại các kỳ họp Khai mạc Quốc hội; dưới địa phương là kỳ họp HĐND các cấp.
Chúng tôi đánh giá rất cao, Ủy ban ĐKCG Việt Nam trong việc tham gia tích cực tập hợp ý kiến của chức sắc, các vị giáo phẩm, nam nữ tu sĩ, đồng bào Công giáo trong việc tham gia cùng Mặt trận và các cơ quan chức nang xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật, nhất là chính sách pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Qua việc xây dựng và ban hành các Luật Tín ngưỡng tôn giáo thì Ủy ban ĐKCG Việt Nam đã chủ động tham gia rất nhiều các ý kiến, sáng kiến đóng góp vào hoàn thiện các chính sách tôn giáo đã được Quốc hội thông qua. Khi xây dựng Nghị định số 162 của Chính phủ, Ủy ban ĐKCG Việt Nam đã lấy ý kiến của đồng bào công giáo ở nhiều địa phương để kiến nghị với Mặt trận và các cơ quan chức năng hòa thiện và ban hành Nghị định 162 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngương, tôn giáo.
Ở các địa phương, chúng tôi thấy rằng, Ủy ban ĐKCG nhiều tỉnh, thành phố đã quan tâm tập hợp tâm tư nguyện vọng của tu sĩ, chức sắc và đồng bào công giáo để kiến nghị kịp thời với cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, cơ quan chức năng của địa phương để kịp thời giải quyết nhu cầu chính đáng của tổ chức, chức sắc và người dân công giáo ở các địa phương liên quan đến vấn đề sinh hoạt tôn giáo, đất đai, xây sữa cơ sở thờ tự, chức sắc cũng như huy động các nguồn lực của tôn giáo trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ví dụ, trong năm 2021 đến năm 2023, có những vụ việc liên quan đến phương pháp giải quyết trong phương pháp ứng xử của địa phương, cơ sở với chức sắc, tu sĩ tôn giáo mà gây ảnh hưởng đến đoàn kết đạo – đời thì Ủy ban ĐKCG Việt Nam kịp thời có văn bản kiến nghị đến Mặt trận và các cơ quan chức năng can thiệp. Nhiều phong trào thi đua yêu nước của đồng bào công giáo Đoàn Chủ tịch Trung ương Đoàn Kết công giáo Việt Nam đã kịp thời tổng kết, đánh giá và thúc đẩy lên thành CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời, đẹp đạo”, trong đó có nội dung toàn diện về các lĩnh vực để thúc đẩy phong trào của các địa phương, của các giáo xứ, họ đạo.
Về việc hiện nay, Ủy ban ĐKCG Việt Nam đang có nhiều thuận lợi mới trong đường hướng hoạt động và khẳng định vị trí, vai trò của mình đối với đất nước, với xã hội và Giáo hội, theo tôi hiện nay ít nhất có 4 điều kiện thuận lợi mới.
Trước hết, đó là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam trong việc tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Mặc dù chúng ta có Luật Tín ngưỡng, tôn giáo nhưng Đảng ta trong các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc và nhiều Nghị quyết chuyên đề tiếp tục khẳng định xây dựng và hoàn thiện tiếp các chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Chúng tôi thấy đây là cơ sở chính trị pháp lý quan trọng để đảm bảo quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, trong đó có đồng bào Công giáo. Đây cũng là cơ sở quan trọng để chúng ta phát huy giá trị đạo đức văn hóa tốt đẹp, nguồn lực của đồng bào Công giáo trong xây dựng và phát triển đất nước bền vững như trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã chỉ ra.
Thứ hai, phong trào thi đua yêu nước của đồng bào Công giáo hiện nay trong điều kiện mới, phát triển toàn diện đất nước rộng khắp, sâu rộng như Nghị quyết XIII của Đảng đã đề ra, phong trào của đồng bào công giáo đã phát triển rộng khắp trong các lĩnh vực từ phát triển kinh tế, xóa đói giám nghèo, xây dựng nông thôn mới, Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, xã hội hóa y tế, giáo dục, trợ giúp xã hội, dạy nghề… Đặc biệt trong đợt dịch Covid-19 thì vai trò của đồng bao tu sĩ, chức sắc, giáo dân tham gia tích cực và trên nhiều lĩnh vực. Chính phong trào đó đã lan tỏa, phát triển rộng khắp. Đó là cơ sở chính trị và cơ sở xã hội, cơ sở thực tiễn quan trọng để Ủy ban ĐKCG Việt Nam thực hiện tốt vai trò của mình, vì Ủy ban ĐKCG Việt Nam là tổ chức đại diện cho phong trào thi đua yêu nước của đồng bào Công giáo.
Thứ ba, quan hệ giữa Nhà nước ta với Tòa thánh Vatican ngày càng phát triển tốt đẹp. Các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam đều đã có các chuyến thăm, hội kiến, trao đổi với Giáo hoàng và Thủ tướng Tòa thánh Vatican, từ các đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch MTTQ Việt Nam, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ… và mới đây nhất là chuyến thăm của đồng chí Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tới Tòa thánh và 2 bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ từ Đại diện không thường trú lên Đại diện Thường trú và nhất trí mở Văn phòng Đại diện Thường trú Tòa thánh tại Việt Nam. Việc làm đó đã tạo điều kiện thuận lợi để…. Các Huấn từ, Sứ điệp của Giáo hoàng đều nhấn mạnh việc “Người Công giáo Việt Nam phái là công dân tốt”, “Người Công giáo Việt Nam phải là người yêu nước”, “Người Công giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc để xây dựng đất nước ấm no, hạnh phúc”.
Thứ 4, nhu cầu cuộc sống và thực tiễn phong trào thi đua yêu nước của đồng bào Công giáo đòi hỏi bản thân tổ chức Ủy ban ĐKCG Việt Nam không ngừng đổi mới về tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động của mình để nâng cao vị thế, vai trò xã hội để làm tốt trách nhiệm tổ chức đại diện cho phong trào thi đua yêu nước của đồng bào Công giáo, cầu nối giữa Giáo hội với Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Nhà báo Công Khanh:Thưa quý vị khán giả, quý vị khách mời, đến dự với buổi tọa đàm ngày hôm nay, có Linh mục Nguyễn Văn Vinh, Chủ tịch Uỷ ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Cà Mau; Chánh xứ Cà Mau. Linh mục Nguyễn Văn Vinh còn được biết đến với một vai trò rất đặc biệt, đó là Giám đốc Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật- mồ côi Nhân Ái, Cà Mau. Linh mục cũng chính là người sáng lập ra ngôi trường này. Được thành lập từ năm 2009, hơn 12 năm đã trôi qua, Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật - mồ côi Nhân Ái Cà Mau (ở Khóm 3, phường Tân Xuyên, TP Cà Mau) đã nuôi dưỡng và giúp hàng trăm trẻ em khuyết tật hoà nhập với cộng đồng. Nhiều năm qua ngôi trường mang tên Nhân Ái đã bền bỉ và thầm lặng phục vụ những trẻ không may, đặc biệt chuyên chăm sóc trẻ khiếm thính. Điều đáng nói, ngôi trường không chỉ nuôi dạy trẻ em Công giáo mà mọi trẻ khuyết tật đều được giúp đỡ tận tình, không phân biệt tôn giáo. Những cống hiến thầm lặng của các thầy cô giáo, các linh mục, các sơ trong mái trường đã giúp nhiều em thay đổi cuộc đời.
Thưa Linh mục Nguyễn Văn Vinh, quay trở lại câu chuyện của 12 năm trước, vì sao linh mục lại có quyết định thành lập Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật- mồ côi Nhân Ái Cà Mau. Là một cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập, để chăm lo được cuộc sống và đảm bảo việc học hành cho các em nhỏ khuyết tật, đối với một linh mục mà nói, đó có phải là một vấn đề?
Linh mục Nguyễn Văn Vinh: Có 2 nguyên nhân nội tại và ngoại tại; trong đạo và ngoài đời. Thứ nhất là trong đạo, Đạo Công giáo tôn thờ Thiên Chúa mà Thiên Chúa là Thiên Chúa của tình yêu nên Ngài dựng lên tất cả vạn vật, trong đó có con người. Ngài đã ban cho con người một trái tim biết yêu thương.
Giáo lý của Thiên Chúa cũng vậy: “Hãy yêu thương Thiên Chúa hết lòng và yêu thương anh em như chính bản thân mình”.
Thánh Phaolô cũng có câu: “Tình yêu của Đức Kito thúc bách tôi”.
Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI đề cập tới trong thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” đã nhắn nhủ: “Loan báo Tin Mừng - Cử hành Bí tích - Thực thi bác ái” là ba nhiệm vụ của người Kitô hữu.
Bản thân tôi là linh mục, là thành viên của Uỷ ban MTTQ Việt Nam nhiều nhiệm kì, cùng với nhiều hội, trong đó có Hội bác ái Phanxico để nuôi dạy trẻ em khuyết tật, xây nhiều nhà tình thương, tổ chức giúp đỡ một số anh em buôn bán bán nhỏ lẻ có một số vốn đề nâng cao đời sống.
Gần đây nhất, chúng tôi có phối hợp với một công ty giúp hàng trăm em có học bổng, có xe đạp để đến trường, hàng trăm giếng nước ngọt giúp người dân vùng sâu vùng xa, vùng nước mặn, tiếp tục xây dựng những ngôi trường tình thương,…
Với nguyên do ngoại tại, Nhà nước chủ truơng xã hội hoá về giáo dục, văn hoá, y tế,… do vậy tôi thấy mình cũng là một thành phần công dân nên có thể cộng tác về phương diện này.
Thực tế, bản thân tôi từng đi rất nhiều giáo xứ, phối hợp với MTTQ Việt Nam đi rất nhiều nơi, thăm nhiều trường khiếm thính và thấy rằng họ dạy các em rất tốt, thậm chí nhiều em có thể thành nghệ nhân, hoà nhập với cộng đồng rất nhanh. Từ đó trong tôi nảy sinh ra ý niệm rằng mình sẽ phải gắng xây dựng một trung tâm, cơ sở như vậy.
Muốn thì một lẽ, nhưng không có tiền, không có quỹ đất. Là người Công giáo nên tôi cũng tích cực cầu nguyện cho ý nguyện này. Một thời gian sau thì tôi gặp ân nhân, trình bày ý nguyện, họ đã nhất trí cộng tác để phát triển dự án.
Sau đó chúng tôi đã mua đất, làm dự án trình cơ quan MTTQ Việt Nam, các ban ngành và UBND tỉnh Cà Mau.
Đến tháng 8/2009, UBND tỉnh Cà Mau đã đồng ý mở trung tâm và bắt đầu hoạt động đến hôm nay.
Nhà báo Công Khanh: Xin được đặt câu hỏi với Linh mục Trần Xuân Mạnh. Được biết, bên cạnh vai trò là một vị cha Chánh xứ Giáo xứ Phúc Lãng (xã Quảng Trường, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa); Phó Chủ tịch không chuyên trách UBTƯ MTTQ Việt Nam; Chủ tịch Trung ương Ủy ban ĐKCG Việt Nam, linh mục còn được người dân tín nhiệm bầu là đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hoá nhiệm kỳ 2021-2026, và đây là nhiệm kỳ thứ 3. Vậy làm thế nào để một linh mục là đại biểu dân cử vẫn lo trọn việc đạo, chung tay việc đời, thưa Linh mục?
Linh mục Giuse Trần Xuân Mạnh: Đối với một người có nhiều việc phải có sự “khôn ngoan” - nghĩa là phải khiêm tốn học hỏi, phải khiêm tốn lắng nghe. Và “khôn ngoan” còn có nghĩa là phải làm việc có khoa học.
Trong công việc tôi xác định phải hài hòa để tạo không khí vui tươi thân mật, phải biết chia sẻ trách nhiệm không nên ôm đồm.
Có câu “một người lo bằng một kho người làm”, nhiều khi tôi giải quyết công việc tôi chỉ cần trả lời trên email, điện thoại sau khi suy nghĩ kỹ càng bởi vì tôi thấy nhiều khi họp nhiều mà thực hành ít thì cũng không tốt, có những khi làm ít mà tốt thì hơn. Hơn nữa cũng phải biết chọn mặt gửi vàng, nhất là những người có tâm, có tầm, có tài.
Và buổi tọa đàm hôm nay có 8 chữ bản thân tôi rất tâm đắc để cố gắng lo trọn việc đạo, chung tay việc đời. Với một người làm việc đạo đời, tôi cũng cố gắng hết sức, đã không nhận thì thôi đã nhận phải làm cho hẳn hoi. Dù năm nay đã nhiều tuổi nhưng tôi cũng cố gắng từng ngày, từng ngày như một đá một trận bóng cố gắng thắng từng trận đấu.
Nhà báo Công Khanh:Thưa Linh mục Nguyễn Văn Vinh, như linh mục vừa chia sẻ, đã có rất nhiều khó khăn đối với một Giám đốc Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật- mồ côi phải lo toan, cáng đáng, vậy làm thế nào để linh mục có thể hài hoà giữa việc đạo và việc đời khi vừa là linh mục Chánh xứ vừa là giám đốc- người đứng đầu một trung tâm và hơn thế, còn là Chủ tịch Uỷ ban ĐKCG của tỉnh Cà Mau?
Linh mục Nguyễn Văn Vinh: Chính tình yêu mà Thánh Phaolo nói rằng, tình yêu sẽ giúp các con, hay như Thánh Augustinô cũng từng nói: “Yêu đi rồi hãy làm gì thì làm”.
Chính tình yêu đó giúp chúng tôi có giống như những sáng kiến. Giống như một người mẹ thương con, yêu con thì sẽ có nhiều sáng kiến để giúp đỡ, nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy bảo người con đó.
Giáo hoàng Phaolô II cũng bảo rằng: “Bác ái mục vụ là nguyên lý nội tại thôi thúc và hướng dẫn đời sống của linh mục”.
Do vậy tôi nghĩ rằng, chính tình yêu và những lời của các vị trong Giáo hội và giáo lí Công giáo đã thôi thúc tôi, giúp chúng tôi hoàn thành những trách nhiệm và bổn phận của mình với tình hình thực tế.
Bên cạnh đó, thực tế để hài hòa giữa việc đạo, việc đời còn cần có tinh thần khoa học, xếp lịch thời gian, việc gì lớn thì tính trước, việc nhỏ tính sau.
Bên cạnh đó, tôi có rất nhiều cộng sự, cộng tác giúp đỡ mình trong công việc từ Giáo xứ Cà Mau, Giáo hạt, MTTQ Việt Nam,… Trong Trung tâm của chúng tôi thì có Ban Giám đốc, các thầy cô,… cùng hỗ trợ trong khả năng của từng người. Do vậy công việc dù có nhiều nhưng cũng rất thuận lợi.
Ở trong Trung tâm của chúng tôi cũng có khẩu hiệu: Yêu thương và phục vụ. Nên chính tình yêu đó là thứ thôi thúc tất cả để mọi người hết lòng chăm lo cho các trẻ em khuyết tật.
Nhà báo Công Khanh:Thưa Giáo sư Đỗ Quang Hưng, trong vai trò là Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về tôn giáo của UBTƯ MTTQ Việt Nam, cũng là người đồng hành, hỗ trợ các hoạt động của Uỷ ban ĐKCG Việt Nam trong thời gian qua, nhất là trong công tác chuẩn bị Đại hội sắp tới, chắc hẳn Giáo sư rất quan tâm tới chủ đề của Đại hội lần này. Từ góc nhìn của mình, ông có thể chia sẻ về ý nghĩa của: Hiệp hành- Chia sẻ- Phục vụ?
Giáo sư Đỗ Quang Hưng: Trước khi nói về ý nghĩa của Hiệp hành- Chia sẻ- Phục vụ, tôi xin phép được bắt đầu từ ý nghĩa về thần học, đây là ý nghĩa căn bản. Chúng ta đã biết, Giáo hội Công giáo của thế giới nói chung, vấn đề cơ bản trong hàng nghìn năm, trong thần học là sự chế ngự bởi Thuyết Nhị nguyên. Có hai thực tại "nước trần gian" và "nước trời". Thực tại này rất quan trọng khiến cho đời sống, việc đạo của người giáo dân bị kẹt lại giữa hai trạng thái này.
Nhiều nhà nghiên cứu về Công giáo đã rút ra hai điểm, trong tình trạng như vậy, người giáo dân rất khó có thể phát huy tính tích cực, trách nhiệm đối với trần thế, khó có thể tách biệt, gắn kết tốt đức tin vào đời sống. Đây là việc chi phối lớn như tôi đã nói.
Cho đến Cộng đồng Vatican II sau 26 năm, biến cố vĩ đại của hàng tỷ người Công giáo là Tòa thánh đã bắt đầu cởi gỡ Nhị nguyên và nâng dần vai trò của giáo dân, giáo hội, làm sao công nhận tính đa dạng, tính dân tộc của các khu vực chứ không nhất thể chế nữa. Nếu trong "nước trần gian", nói như Giám mục Bùi Văn Đọc: "trong Giáo hội lữ hành của chúng ta, may sao chúng ta vẫn có một Tổ quốc trần gian", đó là một bước tiến.
Vào năm 2022-2023, với những vấn đề đổi mới then chốt và tinh thần hiệp hành, hợp tác và phục vụ, tôi lưu ý đến sự quan trọng tông hiến của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II vào năm 1982 về Kitô hữu thế tục. Giáo hội đã bắt đầu để ý đến quyền bính ở trong xã hội rằng, không phải chỉ có các đấng bậc nắm quyền lực mà phải làm sao lật ngược cái tháp đó đi, đưa lên vai trò của người giáo dân - đó mới là nhân vật trung tâm chứ không phải như những đàn chiên chăn dắt như trước đây nữa. Một tư tưởng nữa, vậy người Kitô hữu thế tục là gì? Gioan Phaolo II mới nhấn mạnh rằng làm thế nào để trong xã hội hiện đại, người công dân thế tục và người công dân tôn giáo đây là người công dân Kitô giáo. Gần đây nhất là Giáo huấn hiệp hành giải thích dễ hiểu hơn của Giáo hoàng Francis có nói, một là vấn đề giáo dân, Ngài có nói rằng phải coi trọng, trong đó phải chú ý đến người nghèo; điểm thứ hai chúng ta phải xây dựng trạng thái mới, xã hội hóa được đức tin Công giáo; điểm thứ ba là hiệp hành phải coi đó là bản chất mới của lữ hành với các ý nghĩa vừa phân tích.
Tôi có thể kết luận rằng, Vatican II (1962-1965) là một cánh cửa lớn, bây giờ tiếp tục mở thêm những cánh cửa tiếp nối, Giáo hội hiệp hành ngày nay phải làm sao cho cả giáo hội, đặc biệt là những người giáo dân có thể tham gia mọi công việc về thần học, truyền giáo, quan trọng hơn nữa là tham gia xã hội thế tục.
Nói thêm về câu chuyện của quan niệm mới về việc đạo, sống đạo, may mắn thay ở đất nước ta có thể tìm thấy, bắt gặp giữa tư tưởng mới về Giáo hội hiệp hành với đường lối, quan niệm, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam hay không, tôi xin so sánh ở những điểm sau để chứng minh về sự gặp gỡ này.
Điểm đầu tiên, trong tư tưởng về Giáo hội hiệp hành, cùng với việc đề cao giáo dân, vấn đề về phẩm giá rất quan trọng. Ỏ Việt Nam, ngay khi cách mạng thành công, chúng ta đã có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, ai cũng biết và điều này trở thành điểm mới nhất của một trong sáu chính sách đầu tiên của Chính phủ Việt Nam.
Điểm thứ hai là quan điểm về việc tham gia của giáo dân trong đời sống hiệp hành, chúng ta có nhiều nghị quyết, chỉ thị nói về nguồn lực xã hội.
Điểm thứ ba là tinh thần đồng trách nhiệm của giáo dân trong Hội thánh đề cao vai trò của con người trong hiệp thông chia sẻ của người giáo dân cũng bắt gặp ở quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước ta ở chỗ: hiện nay chúng ta đang tiến dần đến bước không những giải phóng con người được độc lập tự do mà còn vấn đề nhân phẩm được đề cao.
Chúng tôi may mắn đã phát hiện được tại Paris về tài liệu của Nguyễn Ái Quốc, đó là bức thư gửi cho Tổng Hội thánh Phúc âm của Paris có hai luận điểm: một là Nguyễn Ái Quốc có nói rằng "theo tôi Đạo Chúa, Đạo Phật cộng Đạo Nho bằng cái thiện", hai là Nguyễn Ái Quốc có viết rằng "các bạn muốn truyền giáo Tin lành ở Việt Nam ư, trước hết hãy coi trọng người Việt Nam, hãy coi trọng tính dân tộc của họ". Một điều nữa đó là "Người An Nam yêu nước mình, điều đó sẽ không ảnh hưởng gì đến vị trí người Kitô hữu tốt".
Mới đây, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khi thăm Tòa Tổng Giám mục TP Hồ Chí Minh có nói với Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng như sau: "Tôi tin tưởng và thích khẩu hiệu của Đức Giám mục "Hiệp thông - Phục vụ", nội dung khẩu hiệu đó rất gần với suy nghĩ và tâm niệm của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam nói về đoàn kết dân tộc phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân". Điều này cho thấy điểm giao nhau rất lớn. Sự gặp gỡ này chắc chắn là thuận lợi lớn cho công việc sắp tới không chỉ của Nhà nước, của dân tộc mà của chính bản thân Ủy ban ĐKCG Việt Nam.
Nhà báo Công Khanh: Thưa Linh mục Trần Xuân Mạnh, Đại hội đại biểu toàn quốc Người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ tổ quốc lần thứ 8, nhiệm kỳ 2023-2028 sẽ diễn ra vào tháng 10 tới đây. Linh mục có thể cho biết, đến thời điểm này công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đã được tiến hành tới đâu? Đặc biệt chủ đề của Đại hội lần này được rất nhiều người quan tâm. Đó là Hiệp hành- Chia sẻ- Phục vụ, ý nghĩa cuả thông điệp này là gì, thưa Linh mục?
Linh mục Giuse Trần Xuân Mạnh: Tháng 10 tới đây sẽ diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc Người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ tổ quốc lần thứ 8, nhiệm kỳ 2023-2028.
Để chuẩn bị cho Đại hội, Đoàn Chủ tịch Trung ương Ủy ban ĐKCG Việt Nam đã ban hành Quyết định thành lập Ban Tổ chức Đại hội, các Tiểu ban văn kiện; Tiểu ban nhân sự; Tiểu ban tuyên truyền; Tiểu ban Hậu cần và các tổ giúp việc.
Đại hội lần này sẽ được tổ chức tại Khách sạn La Thành (Hà Nội) với tổng số khoảng 600 đại biểu trong đó 400 đại biểu chính thức và 200 đại biểu khách mời.
Đại hội sẽ đề cử 150 vị Uỷ viên Uỷ ban ĐKCG Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028, trong đó có 30 vị tham gia Đoàn Chủ tịch và 9 vị tham gia Ban Thường trực nhiệm kỳ mới là những người Công giáo tiêu biểu trong phong trào thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đến nay, công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu Người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc các cấp cơ bản đáp ứng được yêu cầu về tiến độ, chất lượng các nội dung công việc đề ra theo kế hoạch.
Chủ đề của Đại hội lần này gồm 6 chữ “Hiệp hành, Chia sẻ và Phục vụ” hai chữ đầu Hiệp hành được nhắc tới trong chủ đề của Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới lần thứ XVI với tên gọi “Hướng đến một Giáo hội hiệp hành: hiệp thông, tham gia và sứ vụ”: Hiệp thông tất cả mọi Kitô hữu, dù nhiều và đa dạng nhưng hiệp thông sâu xa với nhau vì có chung một Thiên Chúa một Hội Thánh duy nhất. Và để có sự hiệp thông, luôn phải giữ hai điều là tôn trọng sự khác biệt và duy trì hợp nhất. Đây là phẩm chất thiết yếu và là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá mọi sinh hoạt trong Hội Thánh. Tất cả mọi người có đạo đều có quyền và bổn phận tham gia vào sự tăng trưởng của Giáo hội, làm tròn vai trò của mình, đồng thời luôn tôn trọng vai trò của người khác. Trong Giáo hội không ai được thụ động hay dửng dưng, không ai là độc quyền.
Chia sẻ nghĩa là phải biết đồng cam cộng khổ với vận mệnh của Tổ quốc, cùng vui cùng buồn với dân tộc mình. Đó là sứ mệnh mà Ủy ban ĐKCG Việt Nam đã và đang thực hiện trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Từ khi thành lập tới nay, Ủy ban ĐKCG Việt Nam đã tích cực cộng tác với chính quyền, và đặc biệt là Ban Tôn giáo chính phủ để đề nghị các cấp có thêm các quy định sửa đổi về Tôn giáo, nhờ đó mà những khó khăn trước đây, như là việc phong chức cho các linh mục, chuyển đổi nhiệm sở, tiếp nhận các chủng sinh, tu sĩ vào chủng viện hay dòng tu, xây cất, sửa chữa nhà thờ, nhà xứ, tu viện dễ dàng hơn trước.
Phục vụ với cương vị là cầu nối, Ủy ban ĐKCG Việt Nam tích cực tuyên truyền vận động đồng bào Công giáo hưởng ứng tham gia thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, tích cực tuyên truyền những gương điển hình tiên tiến là người Công giáo để xã hội học tập và noi theo. Ủy ban ĐKCG Việt Nam cũng cố gắng nêu lên những nguyện vọng chính của bà con giáo dân cũng như các tổ chức đoàn thể của Giáo hội đối với Nhà nước.
Chúng tôi tin với sự chuẩn bị đầy đủ, kỹ càng Đại hội đại biểu toàn quốc Người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ tổ quốc lần thứ 8, nhiệm kỳ 2023-2028 sẽ thành công và cố gắng để thực hiện đúng chủ đề của tọa đàm “Lo trọn việc đạo, chung tay việc đời”.
Nhà báo Công Khanh:Thưa ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Tôn giáo, UBTƯ MTTQ Việt Nam, làm thế nào để thông điệp: Hiệp hành - Chia sẻ - Phục vụ của Đại hội Người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lần thứ 8 lan toả tới không chỉ đồng bào Công giáo mà còn với các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận, cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ, qua đó đóng góp để tăng cường đoàn kết đồng bào Công giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc?
Ông Nguyễn Văn Thanh: Nội dung này tôi thấy có vai trò rất quan trọng của Ủy ban ĐKCG Việt Nam trong việc việc chuẩn bị và tổ chức tốt Đại hội Đại biểu những người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lần thứ 8, nhiệm kỳ 2023-2028, từ việc thực hiện tốt nội dung văn kiện, chuẩn bị nhân sự Đại hội, các vị chức sắc, nam nữ tu sĩ, giáo dân tiêu biểu. Nội dung, báo cáo Đại hội phải thể hiện được tinh thần Hiệp hành – Chia sẻ - Phục vụ và nhân sự cho Đại hội kỳ tới phải đảm bảo là những người tiêu biểu, có năng lực và có khả năng thể chế hóa, cụ thể hóa đường hướng đó vào trong mọi hoạt động của Ủy ban ĐKCG Việt Nam các cấp. Qua đó, sau Đại hội phải có các chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể để đề ra các nhiệm vụ, giải pháp để triển khai có hiệu quả chủ đề đó như Nghị quyết của Đại hội Ủy ban ĐKCG Việt Nam lần thứ 8 đi vào cuộc sống, lan tỏa tinh thần Hiệp hành – Chia sẻ - Phục vụ đến với đồng bào công giáo, cấp ủy, chính quyền Mặt trận và với cộng đồng nhân dân ở KDC.
Ủy ban ĐKCG Việt Nam theo tinh thần chung cần tăng cường đổi mới về tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động, bám sát cơ sở, bám sát phong trào ở cơ sở; từ đó cùng với các cơ quan của Nhà nước, Mặt trận tăng cường ký kết các Chương trình phối hợp công tác. Thông qua việc phối hợp với cơ quan Nhà nước, Mặt trận, các tổ chức đoàn thẻ xã hội để truyền tải những nội dung của thông điệp đó thông qua hoạt động của mình đến với các cơ quan tổ chức khác và cùng phối hợp triển khai thực hiện bằng sức mạnh chung của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ chung; hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Tăng cường công tác tuyên truyền; đổi mới và nâng cao chất lượng của các cơ quan ngôn luận của Ủy ban ĐKCG Việt Nam như Báo Người Công giáo Việt Nam; nâng cao chất lượng Trang thông tin điện tử của Ủy ban ĐKCG Việt Nam và xem xét tạo lập trang Fanpage của Ủy ban ĐKCG Việt Nam phù hợp. Thông qua các trang thông tin, đặc biệt trong thời đại ngày nay và quy định của pháp luật nhằm đảm bảo sự truyền tải, thông tin nhanh nhạy, kịp thời các hoạt động thi đua yêu nước tiêu biểu, sống “Tốt đời đẹp đạo” của đồng bào Công giáo, của Ủy ban ĐKCG Việt Nam, của Giáo hội đến đồng bào Công giáo và nhân dân.
Nhấn mạnh vai trò cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội cần thường xuyên quan tâm lãnh đạo, phối hợp, hỗ trợ để Ủy ban ĐKCG Việt Nam thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong vận động, tập hợp chức sắc, nam nữ tu sĩ và đồng bào Công giáo tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, các hoạt động xã hội. Qua đó tăng cường, củng cố niềm tin của đồng bào Công giáo đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong đồng bào Công giáo như nội dung Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra.
Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là những người trực tiếp liên quan đến công tác tôn giáo trong hệ thống chính trị nắm vũng các chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước; nắm chắc về nội dung, đường hướng của các tôn giáo để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể thực hiện tốt công tác đối với Công giáo và Ủy ban ĐKCG Việt Nam. Qua đó phát huy tốt các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của Công giáo trong xây dựng và phát triển đất nước bền vững.
Về phần MTTQ Việt Nam với chức năng, nhiệm vụ của mình đối với các tổ chức thành viên trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó có Ủy ban ĐKCG Việt Nam, MTTQ các cấp cần quan tâm phối hợp, hỗ trợ, đồng hành, tạo điều kiện để Ủy ban ĐKCG Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình với đất nước, với xã hội và Giáo hội. Thường xuyên quan tâm phối hợp, hỗ trợ để Ủy ban ĐKCG Việt Nam củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tham mưu như: Văn phòng, Báo Người Công giáo Việt Nam, các ban tư vấn…, đồng thời đổi mới, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào Công giáo, nhất là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời đẹp đạo”; thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào công giáo cũng như làm tốt vai trò cầu nối giữa Nhà nước với Giáo hội của đồng bào Công giáo Việt Nam và cũng giúp cho Ủy ban ĐKCG Việt Nam nâng cao chất lượng các cơ quan tham mưu của mình để giúp cho Ban Thường trực và Đoàn Chủ tịch Ủy ban ĐKCG Việt Nam thực hiện tốt các Nghị quyết của Đại hội đã thông qua.
Nhà báo Công Khanh:Kính thưa Giáo sư Đỗ Quang Hưng, có thể nói, thực tế hoạt động trong suốt những chặng đường vừa qua và những kết quả thu được đã làm cho uy tín của Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam ngày càng được củng cố và nâng cao. Nhiều linh mục, tu sĩ nam, nữ với quá trình thời gian đã cảm nhận, tích cực tham gia và gắn bó với phong trào; nhiều Đức giám mục cũng quan tâm, tạo điều kiện và đông đảo đồng bào Công giáo trong cả nước nhiệt tình hưởng ứng các cuộc vận động do Uỷ ban Đoàn kết Công giáo phát động, qua đó đã tạo cho phong trào sức sống và sự tin tưởng trong các hoạt động thi đua yêu nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, theo ông, Uỷ ban ĐKCG Việt Nam còn gặp phải những khó khăn, trở ngại nào trên con đường thực hiện sứ mệnh của mình với Giáo hội và xã hội?
Giáo sư Đỗ Quang Hưng: Được hỏi và trả lời về câu này đối với tôi không dễ vì đây là vấn đề mới được đặt ra. Tôi có suy nghĩ rằng, điểm thứ nhất, trong chủ đề Hiệp hành- Chia sẻ- Phục vụ, tôi mường tượng Ủy ban Đoàn kết Công giáo trong Đại hội VIII sắp tới khó khăn ở chỗ, Ủy ban ĐKCG Việt Nam nay đã 40 tuổi, không cần bàn cãi gì về tổ chức khi Ủy ban ĐKCG Việt Nam đã tiên phong với vai trò là cầu nối giữa đạo và đời, tổ chức, hướng dẫn phong trào thi đua yêu nước từ trước đến nay ngày càng rộng lớn hơn của người Công giáo Việt Nam, cũng là người cổ vũ, triển khai tích cực tinh thần Thư chung, sống phúc âm giữa lòng dân tộc, điều đó là hiển nhiên.
Trong tình hình hiện nay, như đã trao đổi, trong đường hướng mới của Giáo hội cũng như cuộc sống đòi hỏi việc đạo và việc đời đều thay đổi như chủ đề Tọa đàm. Thử thách đầu tiên có lẽ là làm sao để tinh thần Giáo hội hiệp hành đi vào rõ thêm nữa trong chương trình hành động của Ủy ban ĐKCG Việt Nam.
Điều cần thiết nhất là làm sao thúc đẩy được tính công dân của người Công giáo Việt Nam trong phong trào yêu nước hiện nay. Bởi lẽ nhìn vào bề nổi, ai cũng thấy lực lượng của đồng bào Công giáo có rất nhiều ưu điểm được ghi nhận, đây là lực lượng quan trọng trong thúc đẩy kinh tế, xã hội, từ thiện, một truyền thống đạo đức có thể ảnh hưởng cho xã hội rất tốt, nhiều vị lãnh đạo qua các thời kỳ cũng đều ghi nhận, khen thưởng.
Tuy vậy, tôi cho rằng Ủy ban ĐKCG cần quan tâm hơn đến thúc đẩy tính công dân. Ngoài việc người Công giáo và những người công dân bình thường thực hiện ngày càng tốt pháp luật, tuy nhiên đi sâu vào tính công dân thể hiện trong việc đời của người Công giáo, có hai vấn đề cần được quan tâm, đó là gắn bó và hiểu biết hơn về thể chế mới về hệ thống luật pháp ngày càng phức tạp, đòi hỏi trên nhiều lĩnh vực khác nữa, có thể xung đột với tính tôn giáo mà Ủy ban ĐKCG cần để tâm.
Một điểm khác cũng cần quan tâm, đó là làm sao khai thác được điểm tương đồng như đã nêu, là sự tư duy mới về thần học, về một Giáo hội hiệp hành, cũng như tiếp tục đổi mới của Đảng, Nhà nước về chính sách tôn giáo, làm sao cố gắng để thực sự tìm ra những điểm tương đồng, hệ quả của nó để có thể huy động được đồng bào cũng như các hoạt động tích cực để có được những kết quả tốt đẹp về phía Nhà nước, dân tộc cũng như phía đạo mong mỏi.
Trong những hoạt động, chúng ta có những phong trào thi đua yêu nước rộng khắp, nhưng làm sao có được sự trao đổi, đối thoại giữa Công giáo và Nhà nước thông qua Ủy ban ĐKCG để giải quyết công việc, kể cả trong các quan hệ khác mở rộng ra như quan hệ quốc tế và hoạt động quốc tế.
Chúng ta biết rằng, Ủy ban ĐKCG đã làm nhiệm vụ đầu cầu từ các tổ chức tiền thân trước đó từ năm 1955, vấn đề chức năng cầu nối bây giờ đã thay đổi hoàn toàn. Cầu nối trước đây đơn thuần chỉ là thông tin, nguyện vọng, những điều để hiểu nhau hơn. Trong khi cầu nối bây giờ là cầu nối giữa tổ chức Ủy ban Đoàn kết Công giáo - hiện nay là thành viên của MTTQ Việt Nam, là một bộ phận trong hệ thống chính trị rất đặc biệt, mọi quy định, vị thế của Ủy ban ĐKCG đã được khẳng định, nhưng làm sao để tạo được vị trí mới của Ủy ban ĐKCG trong cầu nối, chắc chắn phải là vai trò cao hơn và hiệu quả hơn, có thể đụng đến những vấn đề chiến lược, đụng đến cộng đồng Công giáo 7 triệu người có đến những vấn đề quốc tế khác.
Điểm cuối cùng, tôi cho rằng trong cầu nối này có vai trò rất quan trọng của MTTQ Việt Nam có liên quan. Trong 40 năm qua, do trách nhiệm đặc biệt của mình, MTTQ Việt Nam và Ủy ban ĐKCG đã gắn kết với nhau, vai trò của MTTQ Việt Nam để làm sao thực hiện được Giáo hội thông qua Ủy ban ĐKCG vẫn đúng tinh thần Hiệp hành- Chia sẻ- Phục vụ, có thể có thêm sáng kiến mới trong hợp tác giữa hai tổ chức này.
Hồng y Quốc vụ khanh Tòa thánh Pietro Parolin có nói: "Đồng hành cùng nhau nhưng không đòi hỏi hay vội vàng để đạt được các mục đích khác". Điều này tôi cho rằng vẫn đúng và là châm ngôn cho cả hai phía UBTƯ MTTQ Việt Nam và Ủy ban ĐKCG để cùng nhau xây dựng được những chương trình công tác hiệu quả và tốt hơn. Không vội vàng để đòi hỏi ở những mục đích khác thì tự nhiên sẽ có hiệu quả tốt.
Nhà báo Công Khanh: Thưa Linh mục Nguyễn Văn Vinh, trong Huấn từ của Đức Giáo hoàng Benedicto XVI gửi Giáo hội Công giáo Việt Nam nhấn mạnh: “Bằng đời sống xây nền trên đức ái, sự liêm chính, việc quý trọng công ích, anh chị em giáo dân phải chứng tỏ rằng là người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt”; Thư chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng đã khẳng định: "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào đối với người Công giáo không những là một tình cảm tự nhiên phải có, mà còn là một đòi hỏi của Phúc âm", và Đức Giáo hoàng Francis cũng từng nói: “Là người Kitô hữu, chúng ta chỉ xây những cây cầu, đừng bao giờ xây tường ngăn cách”, là một người con của đất nước, là một chức sắc của Giáo hội, và là Chủ tịch Uỷ ban ĐKCG tỉnh Cà Mau, Linh mục suy nghĩ như thế nào về những thông điệp này?
Linh mục Nguyễn Văn Vinh: Trước hết, trong Giáo hội Công giáo, ngoài lời của Chúa, còn có những lời giáo huấn của các bề trên, mà cao nhất là Đức Thánh Cha. Còn ở Việt Nam là Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Qua những lời dạy mà nhà báo Công Khanh vừa hỏi, tôi và rất nhiều người hiểu rằng, Đức Thánh Cha mong muốn những người Công giáo Việt Nam phải sống phúc âm, vâng lời Chúa giữa lòng dân tộc, biết yêu thương quê hương, đất nước, yêu thương đồng bào. Đồng bào Công giáo cũng như tất cả các thành phần nhân dân trong nước phải có trách nhiệm góp phần xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, phát triển.
Trong tất cả các Thư chung, có Thư chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980 được nhắc nhiều nhất, nhất là Uỷ ban ĐKCG Việt Nam cũng như tất cả các Uỷ ban ĐKCG các tỉnh thành khi báo cáo về tổ chức của mình.
Thư chung này đã đưa ra đường hướng, một cách sống mới trong bối cảnh mới là đi lên xây dựng XHCN. Trong Thư chung này giải thích rất nhiều điều. Trong đó nhấn mạnh, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào đối với người Công giáo, không những là một tình cảm tự nhiên phải có, mà còn là một đòi hỏi của Phúc âm. Phúc âm ở đây là lời Chúa. Nghĩa là Hội đồng Giám mục Việt Nam muốn giáo dân không chỉ sống đạo trong nhà thờ mà còn phải sống đạo và giữ đạo trong đời thường của mình. Đem lời Chúa vào cả văn hoá, kinh tế,… đưa tình yêu thương vào tất cả môi trường sống của mình.
Tình cảm này được thể hiện qua đời sống đức tin và những việc làm cụ thể mà Uỷ ban ĐKCG Việt Nam đã đề ra như: Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống nông thôn, đô thị văn minh; sống tốt đời đẹp đạo; Xây dựng xứ, họ đạo tiên tiến, gia đình Công giáo gương mẫu...
Nói tóm lại, tình yêu này không phải chỉ giữ ở trái tim, ở trong lòng mà tình yêu đó phải được sống và thể hiện qua cuộc sống đời thường của mỗi người Kito hữu.
Ngày 24/1/2014, tại Nhà Thánh Matta, Đức Thánh Cha Francis đã nói: “Người Kitô hữu phải xây những nhịp cầu nối kết và luôn tìm kiếm sự đối thoại với sự khiêm nhường, hiền lành và dịu dàng”. Theo tôi, Ngài muốn nói với những người Kito hữu sống phải yêu thương, sống bác ái, có nghĩa là sống là cho đi, sống là phục vụ, là quên mình. Như Đức Jessu dạy: “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta…”.
Để được như vậy, chúng tôi thiết nghĩ, cần xây những nhịp cầu để đến với nhau, biết lắng nghe, biết tìm con đường hoà giải với lòng khiêm nhường, dịu dàng và nhân từ. Cây cầu của tình người, của bác ái và cảm thông sẽ xoá bỏ những ngăn cách, hiểu lầm, ghét ghen, nghi kị. Do vậy sẽ không còn những búc tường ngăn cách, không có đối đầu mà chỉ có đối thoại. Cây cầu này sẽ kết nối tình người để chúng ta cùng nhau chung lòng chung sức, xây dựng xã hội hoà thuận, thân thiện và hạnh phúc hơn theo tinh thần Kito giáo.
Nhà báo Công Khanh:Thưa ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Tôn giáo, UBTƯ MTTQ Việt Nam, ở góc độ của một người tham mưu cho Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam trong công tác vận động, đoàn kết và xây dựng chính sách tôn giáo, trong đó có Công giáo, chúng ta cần phải làm gì để phá đi những “bức tường” cách trở để xây đắp những cầu nối, đoàn kết đồng bào Công giáo xây dựng, đóng góp cho quê hương, đất nước?
Ông Nguyễn Văn Thanh: Việc phá đi những rào cản, những “bức tường” để xây dựng những “chiếc cầu” nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào Công giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam. Đây cũng là nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây cũng là phương châm, đường hướng của Tòa thánh Vatican, của đức Giáo hoàng Francis. Đây là việc lớn, là nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi sự kiên quyết, kiên trì của cả hệ thống chính trị và sự chung sức đồng lòng của cả Giáo hội Công giáo Việt Nam, Ủy ban ĐKCG Việt Nam và toàn thể đồng bào Công giáo Việt Nam.
Tôi thấy rằng, ở góc độ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, chúng ta cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, chính sách pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo để đáp ứng ngày càng tốt hơn các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, của mọi người, của đồng bào Công giáo; tiếp tục thể chế hóa các chủ trương của Đảng thành các văn bản quy phạm pháp luật; phát huy tốt hơn các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của các tôn giáo, của đồng bào Công giáo trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đảm bảo môi trường xã hội và cơ sở pháp lý để đồng bào Công giáo phát huy thế mạnh của mình trong tham gia phục vụ xã hội, phục vụ nhân dân trong các lĩnh vực mà người Công giáo có thế mạnh như: Y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, dậy nghề, Bảo vệ môi trường và ứng phó với Biến đổi khí hậu, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh…
Ở góc độ tình cảm, trách nhiệm của Giáo hội, của đồng bào Công giáo và tổ chức Ủy ban ĐKCG Việt Nam cần chủ động có các chương trình, kế hoạch cụ thể tham gia thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; thực hiện tốt đường hướng tiến bộ “Sống Phúc âm trong lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào” của Hội đồng Giám mục Việt Nam và các Huấn từ và Sứ điệp của Giáo hoàng, nhất là của Giáo hoàng Francis rằng: “Người Công giáo Việt Nam phải là người công dân tốt. Người Công giáo Việt Nam phải là người yêu nước, đồng hành cùng dân tộc, xây dựng đất nước ấm no, hạnh phúc”.
Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền về những đóng góp tích cực, nhân văn của người Công giáo đối với đất nước và dân tộc; kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng và lan tỏa những tập thể, cá nhân người Công giáo tiêu biểu, sống “Tốt đời đẹp đạo”, có nhiều đóng góp tích cực trong các phong trào thi đua yêu nước. Chúng ta có thể xem xét để đặt tên đường phố, các công trình văn hóa xã hội là tên của người Công giáo có nhiều đóng góp trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân ta, đất nước ta cũng như trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Các cơ quan tổ chức trong hệ thống chính trị cần tiếp tục thực hiện tốt, đầy đủ các nội dung trong Đề án “Tăng cường vận động, đoàn kết các tôn giáo ở nước ta hiện nay” của Bộ Chính trị, trong đó quan tâm các nội dung như: Tăng cường ký kết các chương trình phối hợp giữa cơ quan Nhà nước, MTTQ, các tổ chức đoàn thể, Giáo hội Công giáo, các Hội đồng Giám mục; các Ủy ban Hội đồng Giám mục, các Giáo phẩm; các dòng tu của Ủy ban ĐKCG Việt Nam. Qua đó lan tỏa và thúc đẩy, thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh về - văn hóa của đất nước và các địa phương để phát huy tốt truyền thống gắn bó, đồng hành cùng dân tộc của người Công giáo Việt Nam.
Định kỳ tổ chức các cuộc tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, MTTQ với lãnh đạo các tôn giáo, trong đó có Hội đồng Giám mục Việt Nam, giám mục các giáo phận, các dòng tu và các vị giáo phẩm, chức sắc, chức việc, nam nữ tu sĩ Công giáo…Qua đó kịp thời lắng nghe các tâm tư, nguyện vọng, các đề xuất chính đáng của Giáo hội và đồng bào Công giáo; kịp thời giải quyết các vấn đề hợp lý, hợp tình của Giáo hội cũng như của Ủy ban ĐKCG Việt Nam đề ra.
Một trong những nội dung quan trọng của Đề án “Tăng cường vận động, đoàn kết các tôn giáo ở nước ta hiện nay” đó là vận động các tổ chức, chức sắc, chức việc, tu sĩ các tôn giáo, người công giáo tiêu biểu tích cực tham gia hoạt động xã hội; tham gia cơ quan dân cử; tham gia Ủy ban MTTQ Việt Nam; tham gia Ban chấp hành của các tổ chức đoàn thể ở các cấp. Qua đó, phản ánh tiếng nói của đồng bào Công giáo; kịp thời kiến nghị với cơ quan chức năng các tâm tư, nguyện vọng của đồng bào Công giáo để từ đó xem xét, giải quyết cũng như góp phần thực hiện đoàn kết đồng bào Công giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nhà báo Công Khanh:Thưa linh mục Trần Xuân Mạnh, Chủ tịch Trung ương Uỷ ban ĐKCG Việt Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc Người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028 diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican ngày càng có sự phát triển tích cực, đặc biệt là chuyến thăm Tòa thánh Vatican của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vào ngày 27/7 vừa qua đã mở ra những triển vọng mới cho quan hệ hai bên trong tương lai. Việt Nam luôn nhất quán chủ trương tôn trọng và bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng. Vậy, theo linh mục, trong thời gian tới Uỷ ban ĐKCG Việt Nam sẽ đặt ra những mục tiêu đổi mới như thế nào để thực hiện tốt vai trò của mình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
Linh mục Giuse Trần Xuân Mạnh: Như chúng ta đã biết Việt Nam và Vatican đã công bố và thông qua quy chế văn phòng đại diện thường trú tại Việt Nam và người công giáo rất mừng vui.
Đối với Ủy ban ĐKCG Việt Nam trong nhiệm kỳ tới đặt ra 4 mục tiêu đổi mới. Mục tiêu thứ nhất đó là tích cực tuyên truyền đến đồng bào Công giáo chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện đường hướng mục vụ của Hội đồng giám mục Việt Nam, phát huy hơn nữa vai trò đại diện phong trào thi đua yêu nước của đồng bào công giáo, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế.
Mục tiêu thứ hai đó là tiếp tục xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh của truyền thống văn hóa, ý chí tự lực tự cường, tinh thần đổi mới, sáng tạo, sự đoàn kết, đồng thuận xã hội.
Mục tiêu thứ ba hướng tới đó là tập hợp phản ánh kịp thời tâm tư nguyện vọng chính đáng hợp pháp của người công giáo để được xem xét giải quyết; chủ động cùng với MTTQ Việt Nam và chính quyền các cấp kịp thời giải quyết và tìm ra những giải pháp tốt nhất để đảm bảo ổn định xã hội, đạo đời.
Mục tiêu thứ tư là tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí trách nhiệm của Ủy ban ĐKCG Việt Nam trong đời sống xã hội và trong đồng bào công giáo Việt Nam, góp phần tích cực, hiệu quả vào nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thực hiện tốt đường hướng mục vụ của Giáo hội Công giáo Việt Nam “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc”.
Tôi cũng hy vọng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng về mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican.
Phát biểu kết thúc Tọa đàm, Phó Chủ tịch Hoàng Công Thủy bày tỏ, buổi tọa đàm của chúng ta ngày hôm nay đã nghe các ý kiến phát biểu, trao đổi của các vị khách mời với những nội dung khẳng định truyền thống “Kính Chúa yêu nước”, gắn bó đồng hành cùng dân tộc của đồng bào Công giáo Việt Nam cũng như vai trò quan trọng của Ủy ban ĐKCG Việt Nam trong đoàn kết, tập hợp đồng bào Công giáo tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phó Chủ tịch Hoàng Công Thủy cho biết, trong chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tới Tòa thánh Vatican và hội kiến với Giáo hoàng Francis ngày 22/3/2014, Giáo hoàng Francis đã nói: Người Công giáo Việt Nam phải là công dân tốt. Người Công giáo Việt Nam phải là người yêu nước, đồng hành cùng dân tộc xây dựng đất nước ấm no, hạnh phúc.
Và gần đây nhất, ngày 27/7/2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã thăm Tòa Thánh Vatican và gặp gỡ Đức Giáo hoàng Francis, Chủ tịch nước khẳng định, Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng, bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không ngừng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo, trong đó có Công giáo. Chủ tịch nước hoan nghênh những đóng góp tích cực của cộng đồng Công giáo Việt Nam trong các hoạt động thiện nguyện, giáo dục, y tế, dạy nghề; đồng thời mong muốn Công giáo Việt Nam tiếp tục đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Theo Phó Chủ tịch Hoàng Công Thủy, trong cuộc gặp lịch sử này, Giáo hoàng Francis cũng đã khẳng định: Tòa thánh mong muốn quan hệ Tòa thánh - Việt Nam ngày càng phát triển tốt đẹp; nhấn mạnh Giáo hội Công giáo Việt Nam cần tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa đường hướng “đồng hành cùng dân tộc”, “giáo dân tốt là công dân tốt”; đồng thời khuyến khích giáo dân và chức sắc Công giáo tại Việt Nam đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của đất nước và Giáo hội.
Để thực hiện lời huấn từ của các Đức Giáo hoàng và đường hướng mục vụ hằng năm của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Trung ương Ủy ban ĐKCG Việt Nam từ khi ra đời đến nay đã luôn tích cực đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào Công giáo gắn với đường hướng mục vụ của từng năm. Qua công tác triển khai và tổng kết cho thấy, đồng bào Công giáo đã thực hiện có hiệu quả đường hướng mục vụ của Giáo hội trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hoá - xã hội, nhất là tham gia tích cực và có hiệu quả cao trong công tác từ thiện, bác ái xã hội, nâng cao dân trí, cùng với đất nước từng bước vượt qua những khó khăn thử thách và ở bất kỳ giai đoạn nào cũng có những đóng góp lớn lao vào sự phát triển chung của đất nước.
Chủ đề mục vụ năm 2022 của Hội đồng Giám mục Việt Nam là: Hướng tới một Hội Thánh hiệp hành: hiệp thông – tham gia – sứ vụ và đặc biệt thông điệp “Hiệp hành” mà Giáo hội mời gọi cũng đã trở thành một trong những chủ đề của Đại hội nhiệm kỳ 2023 – 2028 của Uỷ ban ĐKCG Việt Nam, đó là Hiệp hành – Chia sẻ - Phục vụ.
Với trách nhiệm của mình, UBTƯ MTTQ Việt Nam sẽ luôn quan tâm phối hợp, giúp đỡ, tạo điều kiện để Uỷ ban ĐKCG Việt Nam các cấp hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình với đồng bào Công giáo, với xã hội và Giáo hội, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đồng hành cùng chương trình: