Quần thể gồm 86 cây lộc vừng có tuổi đời nghìn năm được mọc trên gò đất. Ảnh tư liệu Đến mùa, hoa rụng đỏ cả mặt đất tạo nên cảnh đẹp hớp hồn, nhiều người đến chiêm ngưỡng, "check in". Ảnh tư liệu Năm 2013, quần thể lộc vừng được công nhận Cây di sản Việt Nam. Ảnh: Tuấn Trung Giữa gò có ngôi mộ cổ gắn biển "Mùng 10 tháng Ba năm 1011" được cho là thờ Ngọc Hoa công chúa. Ảnh: Tuấn Trung Muốn vào gò để xem quần thể lộc vừng, mọi người phải đi qua con đường bê tông nhỏ chạy cắt ngang cánh đồng. Ảnh: Tuấn Trung Nhìn từ trên cao, quần thể lộc vừng giờ chỉ còn lác đác những thân cây nhỏ. Ảnh: Tuấn Trung Nhìn cận cảnh thấy thật xót xa khi chỉ vài năm gần đây có hơn 50 cây chết, đổ gãy, lụi tàn. Ảnh: Tuấn Trung Những thân cây bị chết, gãy đổ. Ảnh: Tuấn Trung Theo ông Đỗ Hữu Huy - Chủ tịch UBND xã Chương Xá, nguyên nhân quần thể lộc vừng chết là do cây già cỗi, gió bão, mối mọt... ... Dù đã rất nỗ lực để cứu nhưng quần thể cứ ngày một lụi tàn. UBND xã Chương Xá mong nhận được sự quan tâm của cấp trên, các nhà khoa học để cứu "báu vật" nghìn năm độc đáo hiếm có ở Việt Nam. Ảnh: Tuấn Trung
Tuấn Trung