Indonesia cấm bán hàng qua TikTok
Mới đây, chính quyền Indonesia đã quyết định cấm giao dịch thương mại qua các trang mạng xã hội, trong một nỗ lực nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Động thái trên được coi như một đòn giáng mạnh vào các nền tảng số - trong đó có TikTok, một trong những nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới và tại Indonesia.
Chính phủ cho biết động thái mới này được thông qua nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa khỏi những chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh trên các nền tảng số, cũng như bảo vệ các cửa hàng truyền thống.
Động thái được đưa ra chỉ ba tháng sau khi Tiktok cam kết đầu tư hàng tỷ đồng cho Đông Nam Á, phần lớn cho Indonesia trong vài năm tới với nỗ lực nhằm xây dựng nền tảng thương mại điện tử TikTok Shop.
Tiktok, một ứng dụng thuộc về gã khổng lồ ByteDance (Trung Quốc), thu hút 125 nghìn người dùng hàng tháng ở Indonesia và đang tìm cách biến số lượng người dùng lớn này thành nguồn doanh thu thương mại điện tử lớn.
Người phát ngôn của TikTok Indonesia cho biết họ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử “quan ngại sâu sắc” với quy định này, đặc biệt là nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của 6 triệu người bán hàng trên TikTok Shop, đồng thời khẳng định sẽ làm rõ thêm vấn đề này với chính quyền Indonesia.
Trong một buổi phỏng vấn, Bộ trưởng Thương mại Indonesia Zulkifli Hasan nói rằng quy định này nhằm đảm bảo tính cạnh tranh trong kinh doanh “công bằng và chính đáng”, đồng thời nó cũng nhằm mục tiêu bảo vệ dữ liệu của người dùng. Ông cảnh báo việc mạng xã hội trở thành nền tảng thương mại điện tử, cửa hàng và ngân hàng cùng một lúc.
Quy định mới cũng yêu cầu các sàn thương mại điện tử ở Indonesia định mức giá tối thiểu là 100 USD cho một số mặt hàng được đặt trực tiếp từ nước ngoài, theo văn bản quy định đăng bởi Reuters, tất cả các sản phẩm được cung cấp phải đáp ứng đủ yêu cầu của địa phương.
Ông Zulkifli cho biết thêm rằng TikTok có một tuần để tuân thủ quy định nếu không sẽ đối mặt với nguy cơ đóng cửa. Thứ trưởng Thương mại Indonesia Jerry Sambuaga đầu tháng này đã nêu tính năng phát trực tiếp của TikTok là một ví dụ về việc bán hàng trên mạng xã hội.
Công ty nghiên cứu BMI cho biết TikTok sẽ là doanh nghiệp duy nhất bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm giao dịch và động thái này khó có thể gây tổn hại cho sự tăng trưởng của ngành thị trường kỹ thuật số. Thị trường thương mại điện tử của Indonesia được thống trị bởi Tokopedia của công ty công nghệ cây nhà lá vườn GoTo, Shopee của Sea và gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba của Trung Quốc.
Theo dữ liệu từ công ty tư vấn Momentum Works, các giao dịch thương mại điện tử ở Indonesia lên tới gần 52 tỷ USD vào năm ngoái và trong số đó TikTok chiếm 5%. Indonesia là một trong số ít thị trường mà TikTok đã ra mắt TikTok Shop vì ứng dụng đang tìm cách tận dụng cơ sở người dùng lớn tại quốc gia này.
Với 125 triệu người dùng mỗi tháng, số lượng người dùng TikTok tại Indonesia gần như tương đương với lượng người dùng ở Châu Âu và xếp sau hơn 150 triệu người dùng ở Mỹ. Vào đầu tháng này, TikTok cũng đã ra mắt dịch vụ mua hàng trực tuyến ở Mỹ, gây ra làn sóng trái chiều từ các nhà bán lẻ.
Fahmi Ridho - chủ cửa hàng quần áo trên TikTok cho biết nền tảng này là một cách để các cửa hàng phục hồi sau những gì đại dịch Covid-19 gây ra. “Bán hàng không nhất thiết là phải ở các cửa hàng truyền thống mà có thể bán trực tuyến hoặc ở bất cứ đâu,” anh nói. “Ai cũng sẽ có phần trong thị trường này.”
Nhưng Edri, một tiểu thương bán quần áo tại một chợ bán buôn lớn ở Jakarta, lại đồng ý với quy định này và nhấn mạnh rằng cần có giới hạn đối với các mặt hàng bán trực tuyến.