Thành phố Nhật Bản thúc đẩy 'công nghiệp hàng rong'
Fukuoka, thành phố lớn thứ sáu Nhật Bản tính theo dân số có nhiều yatai, hay quầy hàng ăn ngoài trời, hơn phần còn lại của đất nước.
Yatai, nét đặc biệt của ẩm thực Fukuoka, được bố trí tại các các tuyến đường dành cho người đi bộ. Tuy nhiên, các gian hàng chỉ có thể hoạt động vào ban đêm, chủ gian hàng phải tháo dỡ trước khi trời sáng.
Khi đêm xuống, Fukuoka biến đổi. Các quầy xe đẩy, quầy trên xe tải xuất hiện đồng loạt, phục vụ mọi thứ, từ bánh bao gyoza cho đến mì ramen, thịt xiên và món lẩu gà mà dân địa phương gọi là oden, kết hợp với những chai bia lạnh Asahi hoặc Sapporo.
Anh Nick Szasz - cư dân Nhật Bản gốc Canada - cho biết: “Yatai là nơi tốt nhất để kết bạn, đặc biệt là vào mùa đông”.
Nhưng ít ai biết được, nếu Fukuoka đi theo hướng khác, yatai có thể đã trở thành quá khứ. Dưới sự dẫn dắt của Thị trưởng Enter Sōichirō Takashima, thành phố đã đi ngược lại xu hướng của hầu hết các đô thị ở Nhật Bản, đất nước có tỷ lệ người già cao nhất thế giới.
Chính quyền của ông Takashima đã thu hút những sinh viên mới tốt nghiệp đại học và các doanh nhân trẻ trên khắp đất nước bằng các khoản vay dành cho doanh nghiệp nhỏ, giá thuê phải chăng và không gian làm việc chung.
Một trong những sáng kiến lớn được thúc đẩy bởi thị trưởng trẻ là cải tổ các yatai. Mặc dù thành phố luôn có nhiều xe bán đồ ăn dạng này nhưng chính quyền của ông Takashima đã thành lập một ủy ban để quản lý chúng và đảm bảo rằng chúng vẫn là một phần quan trọng của thành phố.
Thay vì hạn chế cộng đồng yatai, việc thúc đẩy “ngành công nghiệp” này tạo ra một thế hệ những người sẵn sàng thử nghiệm những phong cách và hương vị mới từ các quầy hàng rong.
Và thức ăn không phải là điểm thu hút duy nhất. Nhiều xe đẩy có thiết kế hoặc kiểu dáng đặc biệt mang lại cảm giác ấn tượng hơn những gì có trong thực đơn. Một số quầy thậm chí đã ngừng bán đồ ăn, trở thành quầy bar phục vụ những người thích yatai đang tìm kiếm điểm dừng cuối cùng trên đường về nhà.