Đầu năm 2020, huyện Hoằng Hóa đầu tư nâng cấp bảo tàng thành nhà truyền thống với tổng diện tích hơn 6.000m2. Ảnh: Đình Minh So với bảo tàng, không gian trưng bày của nhà truyền thống tương đối đa dạng, phong phú, bao quát được các lĩnh vực với hàng nghìn hiện vật, chia thành 5 phân khu. Ảnh: Đình Minh Phân khu 1 (tầng 1) trưng bày các tư liệu, dụng cụ sản xuất nông nghiệp truyền thống, các sản phẩm tái hiện nghề và làng nghề ghi lại nét đẹp trong lao động sản xuất... Ảnh: Đình Minh Các hiện vật tại phân khu 1 được chia thành nhiều loại, điển hình như các công cụ thuộc nhóm làm đất, nhóm làm cỏ; nhóm chế biến sản phẩm nông nghiệp; nhóm đánh bắt... Ảnh: Đình Minh Những công cụ dùng để làm đất như rìu, cày, bừa… được xếp gọn gàng trong phòng trưng bày. Ảnh: Đình Minh Cối giã gạo xưa, máy xát gạo bằng gỗ và cối xay bột nước là 3 trong nhiều công cụ đại diện cho nhóm chế biến sản phẩm nông nghiệp. Ảnh: Đình Minh Nhóm công cụ làm cỏ gồm nạo, dao phạt, liềm... Ảnh: Đình Minh Những chiếc thúng, dần, sàng, nia... dùng để đựng, sàng gạo và những chiếc lồng bu dùng để nhốt gà, ngan, vịt... Ảnh: Đình Minh Chạn bát, gác măng dê, ghế tre và các loại bát đĩa dùng để phục vụ ăn uống... Ảnh: Đình Minh Các loại nồi, năng được người dân dùng để nấu đồ ăn trước đây. Ảnh: Đình Minh Những chiếc rế dùng để lót nồi. Ảnh: Đình Minh Những chiếc vò, be dùng để đựng nước, đựng rượu... Ảnh: Đình Minh Những chiếc cân tay dùng để cân thực phẩm và hàng hóa. Nhiều người biết đến công cụ này thông qua những gánh hàng rong và những xe chở đồ tái chế của những người đi mua đồng nát. Ảnh: Đình Minh Một chiếc xe đạp thồ dùng để chở hàng. Ảnh: Đình Minh Những khối đá tảng dùng để nén dưa cà. Ảnh: Đình Minh Những chiếc nơm đánh cá được lưu giữ cẩn thận. Ảnh: Đình Minh Bộ đồ mộc của người dân xã Hoằng Hà (huyện Hoằng Hóa). Ảnh: Đình Minh Không gian trưng bày hàng nghìn hiện vật nông nghiệp qua các thời kỳ lịch sử ở huyện Hoằng Hóa đã thể hiện rõ hơn về từng giai đoạn trong tiến trình phát triển của đất nước. Ảnh: Đình Minh Ngoài ra, tại phòng trưng bày ở tầng 2 hiện còn lưu giữ nhiều ấn phẩm báo chí cách mạng ra mắt trong thời kỳ kháng chiến, trong đó nổi bật là báo Cứu Quốc (nay là báo Đại Đoàn Kết). Ảnh: Đình Minh
Đình Minh - Thu Hồng