Quang cảnh buổi toạ đàm. Toạ đàm diễn ra dưới sự chủ trì của Quyền Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết Lê Anh Đạt; ông Dương Tấn Hiển – Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Cần Thơ đồng chủ trì. Cùng sự tham gia của các khách mời là các chuyên gia nghiên cứu lâu năm về Đồng bằng sông Cửu Long. Theo nhà báo Lê Anh Đạt, Quyền Tổng biên tập Báo Đại Đoàn Kết, câu chuyện thiếu cát không chỉ là tình trạng riêng tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hay Cần Thơ mà còn câu chuyện của cả nước, của hiện tại và cả tương lai. Ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Cần Thơ cho biết, thành phố đã giao các sở ngành nghiên cứu sử dụng cát biển để thay thế cát sông. PGS. TS Lê Anh Tuấn, Cố vấn khoa học Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ cho biết, vấn đề sử dụng cát hiện nay đang mất cung cầu nghiêm trọng. Nạn khai thác cát cũng đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân ven sông, khu vực chịu ảnh hưởng bởi nạn sạt lở; gây ảnh hưởng đến môi trường, an ninh. Phát biểu tại toạ đàm, Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL quan tâm tìm giải pháp tháo gỡ tình hình hiện tại, bởi cát không chỉ là vật liệu xây dựng mà còn là vấn đề kinh tế, môi trường và xã hội khác. Ông Võ Tấn Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghệ Cát sạch MeKong rất tâm huyết với dự án lọc rửa cát biển phục vụ cho các công trình xây dựng và san lấp. Ông Tống Văn Nga, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam, kêu gọi ngành giao thông tập trung đổi mới kết cấu của giao thông để giảm nhu cầu sử dụng cát sông. Nhà báo Lê Anh Đạt trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Cần Thơ bên lề toạ đàm. Nhà báo Công Khanh trao đổi với các đại biểu tại toạ đàm. MC, Hoa hậu Du lịch Việt Nam Lương Kỳ Duyên đặt câu hỏi cho các chuyên gia tại toạ đàm. Các phóng viên tác nghiệp tại toạ đàm. Nhà báo Lê Anh Đạt tặng hoa các khách mời, chuyên gia tham dự toạ đàm. Thực trạng thiếu cát tại các công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình cao tốc.
Nhóm PV