Xã hội

Chợ truyền thống ế ẩm, nhiều ki ốt đóng cửa rao bán

Nguyên Du 27/11/2023 11:19

Từng là khu chợ truyền thống sầm uất, nhộn nhịp bậc nhất ở TP Bạc Liêu, nay chợ Bạc Liêu lại rơi vào cảnh đìu hiu, vắng vẻ. Nhiều ki ốt đóng cửa rao cho thuê, sang nhượng giá rẻ nhưng cũng không có người quan tâm.

Dọn hàng từ sáng sớm nhưng đến trưa nhiều gian hàng hầu như vẫn vắng khách, chủ hàng ngồi xem điện thoại, hoặc túm lại tám chuyện. Nhiều người bán hàng cho biết, thậm chí cả ngày không mua bán gì, mãi thế này thì không biết lấy gì để trả tiền thuê cửa hàng và sinh sống.

Phóng viên Báo Đại Đoàn Kết ghi nhận một số hình ảnh tại chợ Bạc Liêu, khu chợ truyền thống lớn nhất ở TP Bạc Liêu.

z4918498155813_e4698115075556309d42ce093537d024-copy.jpg
Người mua thưa thớt, tiểu thương ngồi xem điện thoại, chờ đến chiều dọn hàng về.
z4918495131239_9d27cefe208210515ee0073088bc4de4.jpg
Còn chị Trang Thị Kiều Oanh, tiểu thương kinh doanh vải tại chợ đã hơn 20 năm ngao ngán, chưa bao giờ trải qua tình cảnh ế ẩm như 2 năm trở lại đây. “Vải còn ế dữ hơn các mặt hàng khác, giờ nhiều người mua đồ may sẵn nên ít người tìm mua. Tính ra mỗi tháng tiền thuê ki ốt hơn 4 triệu đồng, với tiểu thương giờ là món tiền khá lớn, là gánh nặng phải trang trải. Gần Tết rồi mà chợ vẫn vắng ”, chị Oanh buồn rầu nói.
dsc_6050-copy.jpg
"Trước đây, 1 ki ốt kinh doanh ở chợ truyền thống có thể kiếm đủ tiền nuôi cả gia đình, thế nhưng giờ chỉ mong bán được đủ chi phí ăn uống", chị Hồ Thị Thu Thảo tiểu thương cho biết.
z4918497777398_40f508576041f7b50db63c53f9e86b9f-copy.jpg
Chủ ki ốt Đào Nguyên, tiểu thương chợ Bạc Liêu cho biết, các ki ốt này dù đăng biển cho thuê, sang nhượng, nhưng không có ai hỏi. Mặc dù đóng cửa không kinh doanh nhưng chủ các ki ốt vẫn sẽ phải đóng phí hàng tháng, bao gồm phí vệ sinh, bảo vệ... mức đóng tùy vào diện tích và vị trí của ki ốt. Có những người vẫn buộc phải đóng ki ốt. “Như tôi thuê mặt bằng 15 năm 2 ki ốt là 800 triệu đồng, không đủ tiền phải vay ngân hàng, mà bây giờ nghỉ bỏ trống, Ban quản lý chợ cũng đâu có trả tiền cho mình đâu”, chủ ki ốt Đào Nguyên nói.
z4918498339259_ed89542bb7240c6fe8c7d791e90d6ac6.jpg
Anh Tô Háo, tiểu thương chợ Bạc Liêu, kinh doanh ngành hàng áo quần đã hơn 20 năm cho biết: “Giá tôm sụt giảm, người nuôi tôm lao đao không có tiền mua sắm. Thêm vào đó tình trạng thất nghiệp khiến cuộc sống nhiều gia đình chật vật. Mọi năm, tháng này đã rục rịch chợ Tết, người dân bắt đầu đi chợ sắm sửa, nhưng năm nay tới giờ này chợ vẫn vắng hoe”, anh Háo cho biết.
dsc_6029-copy.jpg
Nhiều kiốt đóng cửa rao cho thuê, sang nhượng giá rẻ nhưng cũng không có người quan tâm.
dsc_6013.jpg
Chịu lỗ để trụ lại buôn bán hay đóng ki ốt nghỉ bán là cách mà tiểu thương ở chợ truyền thống Bạc Liêu lựa chọn trong tình cảnh buôn bán ế ẩm vắng khách.
z4918502384412_f7482f25683d4b450f32de57b3e89f5b.jpg
Từng là khu chợ truyền thống sầm uất, nhộn nhịp bậc nhất ở TP Bạc Liêu, nay chợ Bạc Liêu lại rơi vào cảnh đìu hiu, vắng vẻ.
z4918496866353_2969221334ca92ee79b4038d378a784a.jpg
Trong khu ẩm thực của chợ Bạc Liêu chỉ thấy người bán không thấy người mua.
z4918497965917_e6dc9d86bd05a85f5009bd37794750de-copy.jpg
Đại diện Ban Quản lý chợ Bạc Liêu cho biết, số hộ kinh doanh cũng như số ki ốt của chợ trong năm 2023 đã giảm so với năm 2022. Đến tháng 11/2023, tổng số sạp hiện hữu tại chợ là hơn 300 ki ốt những hiện nay số ki ốt đã giảm đến 30% do buôn bán ế ẩm phải đóng cửa.
z4918497181439_9755da3c9b13a5a9a105877d8487fd6c.jpg
Trước tình cảnh buôn bán ế ẩm, tiểu thương ở chợ Bạc Liêu kỳ vọng nhiều hơn vào sức mua dịp cuối năm, nhất là thời điểm cận kề Tết Nguyên đán để tình hình kinh doanh sớm phục hồi.

Nguyên Du