Dưới đây là những hình ảnh của những Lễ hội độc đáo trên.
Giữa tháng 11/2023, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với 36 di sản văn hóa phi vật thể ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, trong đó, Phú Thọ có 3 di sản được công nhận. Ảnh: Ngô Hùng. Lễ hội Đền Du Yến (xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba) được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm để ghi nhớ công lao của bà Nguyễn Thị Hạnh (Hạnh Nương), nữ tướng thời Hai Bà Trưng, có công đánh đuổi giặc Đông Hán. Ảnh: Ngô Hùng. Phần lễ được tổ chức gồm các bước: Lễ Rước nước; lễ Mộc dục; lễ Cáo yết; lễ Rước kiệu; lễ Dâng hương và Tế thần. Phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động như: Hội thi giã bánh giầy; thi đấu bóng chuyền hơi nữ; bóng chuyền nam; cờ tướng... Ảnh: Ngô Hùng. Tính đến nay, Phú Thọ có 15 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Ảnh: Ngô Hùng. Lễ hội rước Chúa Gái làng Vi - làng Trẹo hay còn gọi là Lễ hội làng He ở thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng Giêng hằng năm. Ảnh: Ngô Hùng. Lễ hội gắn với truyền thuyết Vua Hùng thứ 18 kén rể cho Công chúa Ngọc Hoa. Ảnh: Ngô Hùng. Lễ hội phản ánh phong tục hôn nhân thời Hùng Vương, tôn trọng nghi lễ dựng vợ gả chồng của cha mẹ. Ảnh: Ngô Hùng. Lễ hội rước Chúa Gái là hình thức nguyên sơ của Lễ hội Đền Hùng. Ảnh: Ngô Hùng. Lễ hội mở cửa rừng của người Mường (huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ) diễn ra trong hai ngày mùng 6 và mùng 7 tháng Giêng. Ảnh: Ngô Hùng. Đây là lễ hội mang ý nghĩa tạ ơn núi rừng, chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa đặc trưng của cộng đồng. Ảnh: Ngô Hùng. Phần lễ thực hành các nghi lễ tái hiện cuộc đi săn của các phường săn xưa. Ảnh: Ngô Hùng. Bên cạnh các nghi thức lễ tế là phần hội tưng bừng náo nhiệt với hát Giang, hát Ví, múa Mỡi, múa Sênh Tiền, đâm đuống, kéo co, đi cầu, chọi bi, bắn nỏ… Ảnh: Ngô Hùng.
Ngô Hùng