Quốc tế

Phát hiện hệ Mặt trời gồm 6 hành tinh đồng bộ trong Dải Ngân hà

Mai Phương 30/11/2023 16:37

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hệ Mặt trời đồng bộ hiếm có với 6 hành tinh chuyển động giống như một dàn nhạc vũ trụ vĩ đại, không bị tác động bởi các thế lực bên ngoài kể từ khi chúng ra đời hàng tỷ năm trước.

untitled-1(1).jpg
Vệ tinh săn tìm hành tinh Tess của NASA. Nguồn: NASA.

Phát hiện có thể giải thích sự hình thành của các hệ Mặt trời trong Dải Ngân hà. Hệ Mặt trời này cách chúng ta 100 năm ánh sáng trong chòm sao Coma Berenices. Một năm ánh sáng là 5,8 nghìn tỷ dặm.

Hệ Mặt trời này được một cặp vệ tinh săn tìm hành tinh – Tess của NASA và Cheops của Cơ quan Vũ trụ châu Âu – hợp tác để quan sát.

Không có hành tinh nào trong số 6 hành tinh đồng bộ nằm trong vùng được gọi là vùng có thể ở được của Mặt trời, điều này có nghĩa là rất ít khả năng có sự sống.

Ông Adrien Leleu thuộc Đại học Geneva, thành viên của nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã công bố kết quả trên tạp chí Nature, cho biết: “Hệ Mặt trời này được gọi là HD 110067, thậm chí có thể có nhiều hành tinh hơn. 6 hành tinh được tìm thấy cho đến nay có kích thước gấp khoảng hai đến ba lần Trái đất, nhưng có mật độ gần giống với những hành tinh khí khổng lồ trong hệ Mặt trời của chúng ta. Quỹ đạo của chúng dao động từ 9 đến 54 ngày, khiến chúng ở gần Mặt trời hơn so với sao Kim và cực kỳ nóng.

Theo các nhà khoa học, là những hành tinh khí, chúng được cho là có lõi rắn làm từ đá, kim loại hoặc băng, được bao bọc bởi các lớp hydro dày. Cần nhiều quan sát hơn để xác định những gì có trong bầu khí quyển của chúng.

Các nhà khoa học cho biết, hệ Mặt trời này là duy nhất vì cả 6 hành tinh đều chuyển động giống như một bản giao hưởng đồng bộ hoàn hảo. Về mặt kỹ thuật, nó được gọi là sự cộng hưởng “chính xác, rất có trật tự”, ông Enric Palle thuộc Viện Vật lý thiên văn Quần đảo Canary cho biết.

Hành tinh trong cùng hoàn thành 3 quỹ đạo sau mỗi 2 quỹ đạo bởi người hàng xóm gần nhất của nó. Điều này cũng tương tự đối với các hành tinh gần thứ 2 và thứ 3 cũng như các hành tinh gần thứ 3 và thứ 4…

Hai hành tinh ngoài cùng hoàn thành một quỹ đạo trong 41 và 54,7 ngày, dẫn đến cứ 3 hành tinh thì có 4 quỹ đạo. Trong khi đó, hành tinh trong cùng hoàn thành 6 quỹ đạo vào đúng thời điểm hành tinh ngoài cùng hoàn thành 1 quỹ đạo.

Theo các nhà khoa học, tất cả các hệ Mặt trời, bao gồm cả hệ Mặt trời của chúng ta, được cho là đã bắt đầu giống như hệ Mặt trời này. Nhưng người ta ước tính, chỉ có 1/100 hệ Mặt trời giữ được sự đồng bộ đó và hệ Mặt trời của chúng ta không nằm trong số này. Các hành tinh khổng lồ có thể ném mọi thứ đi chệch hướng. Các vụ bắn phá thiên thạch, sự va chạm gần với các ngôi sao lân cận và những xáo trộn khác cũng có thể xảy ra.

Ông Palle cho biết, trong khi các nhà thiên văn học biết rằng, có khoảng 40 đến 50 hệ Mặt trời không đồng bộ, thì không có hành tinh nào có nhiều hành tinh ở bước hoàn hảo như hệ Mặt trời này.

Ông Hugh Osborn của Đại học Bern, một thành viên của nhóm quan sát, đã "sốc và vui mừng" khi chu kỳ quỹ đạo của các hành tinh trong hệ Mặt trời này tiến gần đến những gì các nhà khoa học dự đoán.

Mai Phương